Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

 

Hội nghị Đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch Việt Nam hiệu quả, bền vững
Ngày cập nhật 15/08/2023

Sáng 15/8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến các văn bản mới nhằm đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch Việt Nam hiệu quả, bền vững.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đồng chí Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương. \Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế. ông Nguyễn Văn Phúc - Giám đốc Sở Du lịch được UBNd tỉnh ủy quyền chủ trì Hội nghị.  Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, đại diện Hiệp hội du lịch và các Hội thành viên, các doanh nghiệp du lịch và các địa phương: UBND thành phố Huế, UBND thị xã Hương Thủy.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt nhấn mạnh: “Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18-5-2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững là một bước quan trọng trong triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, kế hoạch hành động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ do Chính phủ giao, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động của toàn ngành du lịch, các ngành liên quan, địa phương, doanh nghiệp và người dân. Hướng tới phát triển du lịch với phương châm “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới”.
 
Trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 6,6 triệu lượt; khách du lịch nội địa đạt khoảng 76,5 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 416,6 ngàn tỷ đồng. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức độ cải thiện chỉ số năng lực phát triển du lịch xếp hạng cao của thế giới. Ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ, thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước.
 
Hội nghị đã nghe lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam báo cáo các nội dung liên quan đến giải pháp phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18-5-2023 của Chính phủ; Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030; một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm. Các đại biểu tại điểm cầu Trung ương và các điểm cầu địa phương đã trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến giải pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 82, Chiến lược marketing du lịch Việt Nam và mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm.
 
Thay mặt ngành du lịch Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Phúc cho biết đây là những văn bản có tính định hướng cao, cụ thể rõ ràng cho các địa phương triển khai các giải pháp phục hồi tang tốc phát triển du lịch hiệu quả. Thời gian gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai một số KH và đề án thực hiện, hướng ứng các quyết định của Bộ VHTTDL như Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 243/KH-UBND  tổ chức cụ thể hóa và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và giải pháp đã được Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 82/NQ-CP; xác định và lên kế hoạch triển khai 07 nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh để UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời, phù hợp với các quy định chung của các Bộ, ngành, Trung ương. Đồng thời, phục hồi và phát triển ngành Du lịch có trọng tâm, trọng điểm, với phương châm “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”; quảng bá hình ảnh và khẳng định thương hiệu du lịch Thừa Thiên Huế: “Huế - Kinh đô xưa trải nghiệm mới”.
 
Tỉnh cũng đã giao Thành phố Huế phối hợp với Sở Du lịch và một số ban ngành xây dựng đề án nghiên cứu “Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ về đêm của thành phố Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.Trong đó tập trung vào các sản phẩm du lịch, dịch vụ ban đêm diễn ra từ 18 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, trọng tâm là du lịch, dịch vụ tập trung các loại hình chủ yếu sau: Dịch vụ giải trí (các hoạt động nghệ thuật, nhà hát, âm nhạc, chương trình giải trí, lễ hội, các sự kiện văn hóa, nghệ thuật,…), dịch vụ ẩm thực, mua sắm (các chợ đêm, khu mua sắm, ẩm thực…) và du lịch (tham quan trải nghiệm các điểm du lịch, di tích văn hóa, các công trình kiến trúc, thưởng ngoạn, phố đi bộ, đường đi bộ).  Đề án này cũng sẽ gắn chặt với xây dựng hình ảnh Huế – thành phố “Xanh – Sạch – Sáng”, “Thành phố Festival của Việt Nam”, “Thành phố xanh Quốc gia”… Đã bước đầu hình thành 4 tuyến phố đi bộ về đêm dịp cuối tuần và sẽ mở rộng để hoạt động thường xuyên vào các buổi tối.
 
Sở Du lịch đã chủ động đề xuất Đề án “Truyền thông, xúc tiến du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” làm cơ sở để triển khai hiệu quả các hoạt động truyền thông, xúc tiến và phục hồi thị trường ở giai đoạn hậu COVID-19; hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và phát huy giá trị điểm đến Thừa Thiên Huế tại khu vực.
 
Bên cạnh đó, Đề án "Huế - Kinh đô Áo dài" vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt nhằm khẳng định giá trị, vị trí của áo dài Huế trong dòng chảy văn hóa vùng đất Cố đô Huế và văn hóa Việt Nam. Tôn vinh nét đẹp văn hóa của áo dài Huế, tôn vinh những người khai sáng và phát triển Áo dài Huế trong lịch sử hình thành và phát triển. Khai thác, phát huy vị thế áo dài Huế trong phát triển du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch dịch vụ gắn với Áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển,
 
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Phúc cũng đã đề xuất Cục Du lịch Quốc gia có chương trình làm việc cụ thể với từng 12 tỉnh thành được định hướng phát triển mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm nhằm nắm định hướng ý tưởng cho các tỉnh thành phát triển sản phẩm làm sao tránh sự trùng lặp, mang bản sắc của từng địa phương nhằm tạo sự đa dạng hấp dẫn thu hút du khách đến trải nghiệm và lưu trú dài hơn. Đồng thời dsdeer tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Huế, Cục DLQG cần có kế hoạch kết nối với các hãng truyền thông quốc tế và một số đơn vị truyền thông trong nước để có định hướng thực hiện chương trình quảng bá truyền thông cho điểm đến quốc gia và cũng giới thiệu các hãng truyền thông làm việc hỗ trợ các địa phương trong nước thực hiện truyền thông  định hướng các chủ đề cần được chọn lọc có thông điệp của từng vùng miền gắn với thông điệp du lịch chung của quốc gia.

Vừa qua nhà ga T2 mới của Cảng HKQT Phú Bài được đầu tư mới với trang thiết bị hiện đại vừa được đưa vào hoạt động có khả năng đón  5 triêu khách/năm, vừa qua tỉnh phối hợp các hãng HK và các đối tác mở chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Côn Minh, Incheon và cuối tuần này sẽ có chuyến bay từ Đài Bắc. với tiềm năng, khả năng đón được các chuyến bay quốc tế trực tiếp của Cảng HKQT. Kính đề nghị Cục DLQG cùng Cục HK hỗ trợ tỉnh kết nối các hãng hàng không quốc tế và trong nước mở các tuyến bay mới đến Thừa Thiên Huế  theo hình thức thuê nguyên chuyến (charter) định kỳ ban đầu, tiến đến bay thường xuyên nếu có khả năng.

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Trùng Khánh - Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cảm ơn những ý kiến đóng góp, thảo luận tại hội nghị, và chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và thách thức đặt ra cho du lịch Việt Nam trong tình hình mới, các địa phương cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các nội dung phát triển du lịch; doanh nghiệp, người dân phải chung sức, đồng lòng, chung tay phát triển ngành du lịch nhanh, bền vững, hiệu quả.

Ông đề nghị các địa phương đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18-5-2023 của Chính phủ, hướng đến phát triển du lịch một cách toàn diện, sâu rộng nhằm phát huy tối đa nội lực, huy động và sử dụng hiệu quả ngoại lực, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước xây dựng, định vị thương hiệu du lịch Việt Nam. Tăng tốc, quyết liệt hành động hơn nữa để tạo ra đột phá trong phát triển du lịch và coi doanh nghiệp và người dân là chủ thể, khách du lịch là trung tâm, sản phẩm và hạ tầng là nền tảng, dịch vụ tiên tiến, hiện đại là động lực phát triển hoạt động du lịch. Nắm bắt nhanh các xu hướng du lịch mới, định hướng các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp du lịch,… hướng tới mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 08NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra.

Sở Du lịch Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 14.611.622
Đang truy cập 23.215