Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

 

Về với Huế thương - Kỳ 2: Hoàng cung một thuở vàng son – Ngọ Môn và Điện Thái Hòa
Ngày cập nhật 30/11/2016

Nổi tiếng với lầu son gác tía – Đại nội Huế hiện ra trước mắt du khách là một nơi vừa thâm u, bí ẩn nhưng cũng lại rất gần gũi với biểu tượng là Ngọ Môn.


Biểu tượng của Huế - Ngọ Môn

Bắt đầu bằng cửa Ngọ Môn ở phía Nam, ta bắt đầu đi vào Hoàng thành, nơi ở , nơi thờ cúng và làm việc của hoàng gia. Hoàng thành được giới hạn trong vòng thành dài hơn 600m và rộng hơn 500m, với nhiều công trình kiến trúc vàng son Bốn phía của Hoàng thành có 4 cửa ra vào: Nam – Ngọ Môn, Bắc – Hòa Bình, Tây – Chương Đức, Đông – Hiển Nhơn.


Cửa Chương Đức

Ngọ Môn – cái cổng lớn nhất hoàng thành và cũng là đẹp nhất, được xây vào năm 1833 dưới triều Minh Mạng thay thế cho Nam Khuyết đài. Với diện tích nền hơn 1500m2, nhưng Ngọ Môn không tạo cho con người một cái gượng ép hay quá sợ như là Ngọ Môn ở Tử Cấm Thành Bắc Kinh. Với năm lối ra vào: cửa giữa dành riêng cho Vua, hai cửa hai bên dành cho quan văn và võ, còn hai cửa bên hai cánh chữ U dành cho binh lính.

Chiếc trống trên lầu Ngũ Phụng

Phía trên nền Ngọ Môn là lầu Ngũ Phụng với kiến trúc hai tầng năm lớp mái tượng trưng cho năm con chim Phượng đang bay lên. 100 cây cột chống đỡ cho lầu, trong đó có 48 cây xuyên suốt hai tầng lầu, tạo nên dáng vẻ thanh thoát nhẹ nhàng không choáng ngợp.
 
Phía trong Hoàng Thành được chia thành nhiều khu vực với các chức năng khác nhau. Trong đó Tử Cấm Thành là khu vực quan trọng nhất, là nơi ở của nhà Vua và những người vợ của Vua.

Sau khi qua Ngọ Môn ta phải qua cầu Thái Dịch để đến Điện Thái Hòa – ngôi chính điện quan trọng nhất của hoàng cung – nơi tổ chức tất cả các đại lễ của triều đại như: lễ đăng quang, vạn thọ, tiếp sứ... Tòa điện là một tổ hợp kiến trúc nguy nga tráng lệ với diện tích rộng. Điện gồm hai tòa nhà ghép lại với nhau bằng hệ thống trần vỏ cua. Đây cũng là nét riêng của kiến trúc Huế, nó hợp với khí hậu nơi đây cũng như tiết kiệm diện tích đất.\


Điện Thái Hoà nhìn từ Ngọ Môn

Bên trong điện là một thế giới của rồng  – biểu tượng quyền lực của nhà Vua – Rồng ở khắp mọi nơi: trên nóc điện, các bờ nóc, bờ đao, bờ quyết, trên các cây cột, các bửu tán và đặc biệt là trên  ngai vàng... 80 cây gỗ liêm lớn chống đỡ tòa điện làm cho tòa điện trở nên thanh thoát nhẹ nhàng. Một điều đặc biệt của ngôi điện nữa là cách thiết trí ngai vàng: khi ngồi trên ngai vàng phát ra tiếng nói thì mọi nơi trong điện đầu nghe rõ như là ở gần ngai vàng.

Điện được xây dựng vào thời Gia Long và trùng tu lớn vào thời Minh MạngKhải Định nên mang nhiều phong cách kiến trúc của nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau.

Sau bao biến cố của lịch sử, thăng trầm của thời gian, cũng như vô ý của con người thì ngày nay Điện vẫn tồn tại tuy không như nguyên bản nhưng nó luôn là biểu tượng của quyền lực thuở xa xưa.

Ảnh: Internet

 

Các bài liên quan

Về với Huế thương - Kỳ I: Thần kinh một thuở

Theo: sotaydulich.com
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 14.606.548
Đang truy cập 8.033