Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Phó Chủ tịch thường trực HHDL Việt Nam Vũ Thế Bình: Thị trường du lịch trực tuyến trong nước vẫn đang bị bỏ ngỏ
Ngày cập nhật 14/10/2017

Du lịch thông minh, du lịch trực tuyến hiện nay đang là xu thế không thể cưỡng lại. Nếu chúng ta đi chậm sẽ bị tụt hậu so với các nước trong khu vực. Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO nhận định, sự thay đổi đời sống xã hội cũng như cuộc cách mạng công nghệ góp phần làm tăng trưởng mạnh mẽ phát triển du lịch. Sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp khách lẻ và khách thế hệ trẻ sử dụng dịch vụ của các đại lý du lịch trực tuyến đã làm thay đổi đáng kể thị trường du lịch.

Vietravel là một trong số các công tay lữ hành lớn cho thấy sự đầu tư CNTT đã có chiều sâu, có tính chuyên nghiệp và đã thu được hiệu quả-ảnh tư liệu

Hãng Google và Tập đoàn Temasek Holdings Singapore đã dự đoán, quy mô của du lịch trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á sẽ tăng mạnh từ 21,6 tỷ USD năm 2015 lên 89,6 tỷ USD năm 2025; du lịch trực tuyến tại Việt Nam chiếm 10%, tương đương 9 tỷ USD. Theo đánh giá của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, doanh thu bán hàng du lịch trực tuyến tai Việt Nam sẽ duy trì mức độ tăng trưởng 12%/năm trong giai đoạn 2015 – 2020. Tỷ lệ truy cập internet ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng rất nhanh. Theo số liệu của Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), hiện nay có trên 50 triệu người Việt Nam sử dụng internet, chiếm 53% dân số; tỉ lệ này cao hơn mức bình quân chung của thế giới là 48,2%; trong số đó có 78% thường xuyên sử dụng hằng ngày. Điều này đang thúc đẩy các công ty du lịch, các hãng vận chuyển khách, các cơ sở lưu trú sử dụng các công cụ trực tuyến nhằm nâng cao thương hiệu và gia tăng doanh số. Facebook, Zalo, Zingme là 3 trong số các trang mạng xã hội phổ biến nhất mà các công ty Việt Nam tận dụng cho các hoạt động tiếp thị và quảng bá.

Thực tế, thị trường du lịch trực tuyến trong nước vẫn đang bị bỏ ngỏ. Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại Điện tử, các OTA thương hiệu toàn cầu như Agoda.com, booking.com… đã chiếm tới trên 80% thị phần của du lịch Việt Nam.  Trong khi đó, hiện trong nước chỉ có khoảng 10 công ty du lịch Việt Nam có kinh doanh du lịch trực tuyến như: Ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn, tripi.vn, gotadi.com, vntrip.vn… Tuy nhiên, các công ty này cũng chỉ phục vụ thị trường du lịch khách trong nước và số lượng giao dịch cũng chưa cao.

Hiện nay, ngành Du lịch có khoảng từ 30.000 - 35.000 doanh nghiệp. Có thể nói, 100% các doanh nghiệp du lịch hiện nay đều quan tâm sử dụng internet trong hoạt động quảng cáo và kinh doanh. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong đại đa số các doanh nghiệp du lịch mới dừng ở mức cơ bản, chưa khai thác được tối ưu các lợi thế của công nghệ trong cạnh tranh, thu hút khách hàng cũng như trong quản lý, điều hành doanh nghiệp. Khách sạn, cơ sở lưu trú là điển hình cho ứng dụng thành công trong CNTT, đặc biệt là các khách sạn cao cấp. Các khách sạn liên doanh với nước ngoài, các khách sạn do các tập đoàn nước ngoài quản lý như JW Marriott, Accor, Hilton… do có lợi thế kết nối toàn cầu, nên họ đã cơ bản đảm bảo được nguồn khách và ít tham gia vào các hoạt động kinh doanh trực tuyến trong nước. Các khách sạn khác ở Việt Nam từ 3 – 5 sao, hầu hết đã tham gia vào hệ thống online của các OTA nước ngoài như Agoda.com, booking.com... Trong khi đó, các khách sạn nhỏ chủ yếu vẫn sử dụng phương thức quản lý thủ công trong giới thiệu và bán sản phẩm; đặc biệt là các khách sạn ở vùng sâu, vùng xa, khoảng cách rất xa so với sự phát triển chung của cả nước. Một số công ty lữ hành lớn như Saigontourist, Vietravel, Vietrantour, VietMedia, Vietnamtourism… cho thấy sự đầu tư CNTT đã có chiều sâu, có tính chuyên nghiệp và đã thu được hiệu quả. Website của các công ty lớn đã có giao diện thân thiện, có tương tác trực tuyến với khách hàng; khối lượng sản phẩm phong phú, có thông tin cụ thể về thời điểm, giá cá, dịch vụ… Trong khi đó, website hầu hết các công ty lữ hành còn lại chỉ đơn thuần là giới thiệu sản phẩm, sau đó đề nghị khách liên hệ tiếp hoặc đặt ra các nhu cầu. Theo Euromonitor International, tỉ lệ ứng dụng thương mại điện tử tại các điểm đến, điểm tham quan của Việt Nam là hầu như chưa có; đây là điểm yếu hiện nay.(còn nữa)

Gia Khôi lược ghi

đặc sản Huế, fesstival huế, du lịch, hue tourism, du lịch Huế, khách sạn Huế, huetourism, festival huế, ẩm thực huế, món ngon, món ăn huế, visithue.vn, smarttourism

Theo: baodulich.net.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 14.669.032
Đang truy cập 22.040