Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hội thảo “Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại trường Cao đẳng Du lịch Huế”
Ngày cập nhật 24/09/2021

Sáng ngày 22 tháng 9 năm 2021, Trường Cao đẳng Du lịch Huế  đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Trường Cao đẳng Du lịch Huế” bằng phương thức kết hợp cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích trao đổi, chia sẻ nhận thức và kinh nghiệm về linh hoạt để thích ứng và chủ động thay đổi trong tổ chức triển khai hoạt động dạy học nghề du lịch trên nền tảng công nghệ số. Hội thảo còn đánh giá thực trạng về cách thức tổ chức dạy học nghề trực tuyến của giảng viên dạy nghề và người học nghề, nội hàm của hệ thống quản lý dạy học trực tuyến tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung và trường Cao đẳng Du lịch Huế nói riêng.
 
Hội thảo còn là cơ hội để lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về một số các yếu tố cần thiết để giảng dạy trực tuyến trong thời điểm dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng như hiện nay, bao gồm phương pháp, nền tảng hạ tầng và trang thiết bị, các phương tiện hỗ trợ và công cụ ứng dụng giảng dạy trực tuyến… Trên cơ sở đó, đề xuất những phương án nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến tại nhà trường.
 
ThS. Vũ Hoài Phương – Hiệu trưởng nhà trường đã chủ trì hội thảo và phát biểu đề dẫn để định hướng nội dung, ngoài ra còn có các thầy cô trong BGH, lãnh đạo các khoa, phòng, trung tâm cùng một số cán bộ, giảng viên đang công tác và giảng dạy tại trường theo dõi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phía khách mời Hội thảo có TS. Cao Danh Chính – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Vinh tham dự bằng hình thức trực tuyến.
 
Phát biểu khai mạc và đề dẫn của ThS. Vũ Hoài Phương với nhận định về thời gian và nội hàm của Hội thảo là phù hợp. Chủ đề “Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Trường Cao đẳng Du lịch Huế” không mới cũng không chậm khi tình hình đại dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, và đây là thời điểm cần dừng lại để nhìn nhận việc dạy học nghề trực tuyến nên cập nhật, điều chỉnh bằng cách làm gì, làm như thế nào để có kết quả tối ưu hơn.
 
Trên cơ sở đó, Hội thảo sẽ giúp nhà trường xây dựng lộ trình và chương trình, kế hoạch hành động hợp lý cho quá trình chuyển đổi số trong đào tạo nghề. Những nội dung cần phải trao đổi và giải quyết sau khi Hội thảo kết thúc là hình thành được Quy chế giảng dạy trực tuyến và phương thức tổ chức dạy học trực tuyến tại trường. Quy định chuẩn đối với lớp học trực tuyến cũng cần được tổ chức áp dụng một cách nhất quán và đồng bộ trong toàn trường.
 
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo của ThS Vũ Hoài Phương
 
Hội thảo được chia thành hai phần, phần thứ nhất là phần trình bày các báo cáo tham luận liên quan đến thực trạng và kết quả của quá trình dạy học nghề trực tuyến trong thời gian qua cùng những hướng dẫn gợi mở, chia sẻ kinh nghiệm từ khách mời tại đầu cầu trực tuyến ĐHSP kỹ thuật Vinh; phần thứ hai là các ý kiến thảo luận, đóng góp trực tiếp của các đại biểu tham dự.
 
 
 
 
 
Hình ảnh về phần trình bày của các bài tham luận tại Hội thảo
 
Ở phần thứ nhất, trên cơ sở các bài tham luận từ các chuyên gia, các giảng viên của trường và đại biểu khách mời, Hội thảo đã được lắng nghe những phân tích, những giải pháp cũng như cách tiếp cận các công cụ, công nghệ hỗ trợ cho các bài giảng trực tuyến được hấp dẫn hơn và hiệu quả hơn.
 
Sau phần trình bày của các tham luận là phần thảo luận tại Hội thảo của các chuyên gia, các cán bộ, giảng viên tham dự. Các ý kiến thảo luận tại Hội thảo đều nhận định nội dung của Hội thảo là thiết thực, lý thú và đảm bảo tính thời điểm. Các báo cáo tham luận mang ý nghĩa thực tiễn và giúp hỗ trợ để điều chỉnh cho quá trình chuẩn bị và tổ chức giảng dạy E-learning bao gồm yếu tố online và offline được tốt hơn kể từ năm học 2021-2022.
 
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, ThS. Phạm Bá Hùng – Phó Hiệu trưởng khẳng định: cần đẩy mạnh số hoá tài liệu từ chương trình đến nội dung đưa vào tài nguyên số của nhà trường. Đối với quá trình chuyển đổi số dạy theo hình thức E-learning, lộ trình và xu thế bắt buộc đòi hỏi tính kế hoạch, tính dự báo các yếu tố, điều kiện thật chặt chẽ và do đó các đơn vị liên quan trong nhà trường cần phải có kế hoạch cụ thể về cơ chế chính sách, tài chính và nội hàm, nội dung chi tiết.
 
Kết luận Hội thảo của ThS. Phạm Bá Hùng cũng chỉ ra rằng tất cả các khoa phòng, trung tâm, đặc biệt là Phòng Đào tạo, Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế, phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục, Trung tâm Thông tin Thư viện cần đẩy mạnh việc hướng dẫn và giám sát các quy định về lộ trình xây dựng Chương trình, bao gồm sự nhất quán trong sử dụng các thuật ngữ, quy chế, các vấn đề chuyển đổi số.
 
E-learning cho dạy học nghề là rất cần thiết và buộc phải thích ứng một cách chủ động và cập nhật, vì thế cần có sự nhập cuộc nhanh chóng của từng giảng viên trong các Tổ bộ môn, các khoa trong việc thiết kế, xây dựng hệ thống tài nguyên học liệu số để sớm đảm bảo chất lượng công tác dạy học nghề theo hình thức E- learning.
Theo: huetc.edu.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

 

Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 14.790.824
Đang truy cập 20.636