Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bằng mọi giá đạt số lượng khách du lịch đến Việt Nam: Nên hay không?
Ngày cập nhật 29/05/2018

Để đạt mục tiêu đề ra năm 2018 có thể đón 21 triệu lượt du khách quốc tế, ngành du lịch đã tiến hành rất nhiều biện pháp, liên tiếp tổ chức xúc tiến du lịch Việt tại nước ngoài, mở đường bay... nhưng, giữa lúc "chạy đôn, chạy đáo" để về đích lại có những hạt sạn khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Theo thống kê từ Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đón 1,7 triệu lượt khách Trung Quốc, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2017. Khách Trung Quốc cũng là khách hàng lớn nhất của ngành du lịch Việt Nam.

Một thống kê khác cũng cho thấy, hiện Việt Nam đang trở thành 1 trong 10 địa điểm được yêu thích nhất của khách Trung Quốc cùng với Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Italia.v.v. Có đến 70% người được hỏi cho rằng an toàn là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến, tiếp theo là chi phí đi lại và tham quan.

Để khai thác tối đa về số lượng khách đến từ Trung Quốc, từ đầu năm 2018, ngành du lịch đã tổ chức nhiều đợt xúc tiến du lịch tại Trung Quốc. Không chỉ có ngành du lịch, để đón khách Trung Quốc, Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific cho biết, hãng này buộc phải tăng thêm chuyến bay khai thác trên hai đường bay quốc tế đến Quảng Châu, Trung Quốc vì nhu cầu tăng cao từ nguồn khách du lịch.

Tuy nhiên, đã có nhiều vấn đề xuất hiện khi chúng ta "chạy đôn, chạy đáo" để đạt được nhiều số khách du lịch đến Việt Nam.

Trong buổi làm việc với tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/5, chính Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cũng phải thừa nhận rằng, "thời gian vừa rồi có những vấn đề được dư luận rất quan tâm như tour du lịch giá rẻ, vấn đề hướng dẫn viên. Còn cách đây mấy ngày thôi có một tốp 14 khách du lịch Trung Quốc mặc áo phông có đường lưỡi bò".

Theo Tổng cục trưởng, tinh thần xử lý việc này là kịp thời nhưng phải mềm dẻo. “Không để những sự cố nhỏ như thế ảnh hưởng đến đại cục, làm ảnh hưởng đến hợp tác du lịch giữa chúng ta với Trung Quốc cũng như những thị trường trên thế giới”, ông Tuấn nói.

Tất nhiên, trong lộ trình phát triển sẽ không tránh được có những vấn đề phát sinh cần phải tháo gỡ. Tuy nhiên, trong câu chuyện của ngành du lịch thời gian gần đây rõ ràng có việc "lơ là". Bởi, từ việc du khách ùn chật kín tại cửa khẩu Việt Nam, khách vào Việt Nam nhưng lại chỉ mua bán và giao dịch tại những nơi có biển đề chữ Trung Quốc, nói tiếng Trung Quốc; Việc hướng dẫn viên du lịch xuyên tạc sai về lịch sử khi giới thiệu cho du khách tại các điểm đến của Việt Nam cũng là một thực tế.

Để phát triển du lịch thì cần phải có số du khách đến để thăm quan, trải nghiệm và trả chi phí. Nhưng, nếu chỉ vì để đạt được số lượng du khách đến mà chúng ta không có những giải pháp riêng, như quy định riêng về trang phục, tác phong, hoặc những việc được và không được làm khi đến các điểm đến của Việt Nam thì vẫn chưa đủ. Vai trò của cơ quan quản lý cần được thể hiện rõ nét hơn với các hoạt động của ngành du lịch, chứ không chỉ thụ động như kiểu có phát hiện thì có ý kiến tham mưu như hiện nay!

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

 

Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 13.156.331
Đang truy cập 8.979