Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

 

Trải nghiệm chiều sâu
Ngày cập nhật 11/01/2018

Du lịch homestay ngày càng hấp dẫn do tính gần gũi với cuộc sống của người bản địa và mức độ trải nghiệm chiều sâu của nó. Nếu được tổ chức bài bản và cách làm chuyên nghiệp, mô hình du lịch này hứa hẹn đem lại tiềm năng rất lớn.

Lựa chọn lý tưởng

Nhiều ý kiến cho rằng, để du lịch cộng đồng thực sự phát triển hiệu quả và bền vững đòi hỏi có những nghiên cứu và chiến lược quy hoạch mang tính tổng thể, vừa góp phần phát triển du lịch, cải thiện đời sống dân cư, vừa bảo tồn giá trị văn hóa cộng đồng.

Du lịch Việt Nam thời gian qua phát triển với tốc độ chóng mặt (năm 2017 gần 30%). Các thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang… liên tục đầu tư xây dựng các khách sạn lớn nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu, trong khi lại tác động đến cảnh quan tự nhiên. Trong bối cảnh đó, homestay được cho là loại hình lý tưởng khi giá thành rẻ hơn, vị trí đa dạng hơn và môi trường an toàn hơn do khách ở chung với nhà chủ.

Những địa danh như bản Lác (Mai Châu), Chiềng Yên (Sơn La), SaPa (Lào Cai), Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng), Khu bảo tồn Cù Lao Chàm (Quảng Nam)... là những điểm du lịch cộng đồng đã đầu tư, đưa vào khai thác và được nhiều du khách biết đến. Ngoài tham quan các điểm du lịch, khách còn có thể trực tiếp trải nghiệm, giao lưu, tìm hiểu, khám phá đời sống sinh hoạt của người dân bản địa thông qua chủ nhà. Việc cùng ăn, ở, sinh hoạt với người dân là trải nghiệm thú vị khiến cho những năm gần đây, lượng khách tìm đến loại hình du lịch này không ngừng tăng cao.

Dựa trên việc nghiên cứu thị trường du lịch, ông Hitesh Pvrohit, Giám đốc Maketing toàn cầu Tập đoàn Zogroup phân tích, trong điều kiện Việt Nam thiếu nguồn vốn để xây dựng các loại hình khách sạn như mong muốn thì việc tận dụng cơ sở có sẵn là một lựa chọn hay. Hiện giờ loại hình du lịch homestay ở Việt Nam hầu như không có cạnh tranh. Chi phí đầu tư một điểm homestay không nhiều, nếu gia đình nào sử dụng luôn ngôi nhà của mình để cho khách ăn, nghỉ thì chi phí này hầu như không đáng kể. Vấn đề là tổ chức sao cho bài bản, chuyên nghiệp.

Nhà du lịch cộng đồng ở bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình

Nằm sát quần thể danh thắng Tràng An, gia đình chị Vũ Thị Huệ, xã Ninh Hòa, Hoa Lư, Ninh Bình muốn làm dịch vụ homestay, nhưng lúng túng không biết bắt đầu như thế nào. “Bà con chúng tôi vẫn được tập huấn cách ứng xử với khách du lịch nhưng để làm du lịch homestay thì không biết học ở đâu. 2,5ha đất hiện chỉ trồng cây, nuôi cá…”. Điều này chỉ ra thực tế thời gian qua, du lịch homestay đã len lỏi ở nhiều địa phương nhưng mang tính tự phát, mạnh ai nấy làm.

Theo ông Hitesh Pvrohit, homestay là cơ hội cho Việt Nam, song thách thức cũng đến từ mô hình này khi nhiều nơi chưa biết cách làm đúng nghĩa. “Không chỉ tận dụng vốn tự có mà còn phải đi kèm cách thức tổ chức. Nhiều homestay đang thiếu gắn kết giữa cộng đồng và người sử dụng dịch vụ. Đã đến lúc phải làm gì đó bằng cách đầu tư vào loại hình đang bùng nổ này”.

Thay đổi nhận thức

Thời điểm Zogroup khảo sát ở khu vực bản Lác 1, Mai Châu, Hòa Bình, con suối chảy qua bản chìm trong rác. Zogroup mua lại khu vực từng là bãi rác đó và dọn sạch, trả lại vẻ đẹp tự nhiên cho con suối, đồng thời xây dựng các ngôi nhà ở, mời nghệ nhân Mường, Thái… tới sinh hoạt, thổi vào văn hóa bản địa. Nhiều hộ gia đình quanh đó cũng làm dịch vụ tương tự và thu được nguồn lợi đáng kể. Tổng Giám đốc Tập đoàn Zogroup Nguyễn Thành Viên chia sẻ câu chuyện “biến rác thành vàng” như một tham chiếu cho các địa phương trong việc đưa dịch vụ homestay triển khai rộng rãi. “Vấn đề là đáp ứng nhu cầu thiết thực của khách. Đó là lý do gần đây người ta nói nhiều về việc phải thay đổi nhận thức, cách thức phát triển du lịch”.

Giờ đây, xu hướng du lịch cũng không thuần thăm - ngắm như trước. Làm du lịch mà chỉ đáp ứng nhu cầu ngủ - nghỉ - đi - lại chưa đủ để níu chân khách hoặc thu hút họ trở lại. “Hiện nay, Việt Nam được người nước ngoài lựa chọn nhiều. Mô hình lưu trú phải thay đổi, giúp du khách đi được quãng đường dài hơn. Vậy cung cấp gì cho ngành du lịch? Khách sạn chỉ là một phần. Muốn làm du lịch tốt phải giải quyết khâu cơ bản: Ăn - ở - đi - lại và giải trí. Dịch vụ du lịch bám vào các yếu tố này để mở ra cơ sở cung cấp cho khách”, ông Nguyễn Thành Viên nói.

Với kinh nghiệm tại nhiều địa phương, ông Nguyễn Thành Viên cho rằng, du lịch homestay cần gắn chặt với trải nghiệm văn hóa. Kiểu du lịch chỉ thuần tới một vùng đất, tham quan kiến trúc, lưu một vài bức ảnh, mua một số đồ kỷ niệm… đã không đủ sức hấp dẫn nữa. Đầu tư cho các resort, khu nhà ở kiểu homestay cần có yếu tố cốt lõi của loại hình này là du khách được sống, trải nghiệm trong môi trường văn hóa bản địa. Như vùng núi phải tạo điều kiện cho du khách được cùng ăn, ở, làm việc với bà con dân tộc, để qua đó hiểu về gốc rễ văn hóa đồng bào. “Nhiều người, nhất là khách nước ngoài đặc biệt quan tâm đến văn hóa Việt. Đi du lịch, người ta có thể trải nghiệm nhiều thứ nhưng thứ ngấm vào người ta chính là văn hóa. Dịch vụ lưu trú vì vậy, cần nhúng văn hóa vào, tổ chức một cách bài bản, chuyên nghiệp hơn”.
Thái Minh

Theo: daibieunhandan.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 12.954.420
Đang truy cập 31.325