Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

 

Sự cần thiết của quản trị điểm đến du lịch
Ngày cập nhật 11/07/2018

Du lịch là một ngành cạnh tranh rất gay gắt và để cạnh tranh có hiệu quả, điểm đến du lịch phải cung cấp các dịch vụ và hàng hóa với chất lượng cao cho khách du lịch.

Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết các chủ thể tại điểm đến phải cùng nhau hợp tác để tạo ra sự thống nhất trong phương thức phục vụ khách, vì từ thời điểm khách đến cho đến khi họ rời đi khỏi điểm đến du lịch, những trải nghiệm và cảm nhận họ bị ảnh hưởng không chỉ bởi các dịch vụ và hàng hóa mà cả các dịch vụ công và sự tương tác và lòng hiếu khách của cộng đồng.

Điều quan trọng, các chủ thể khác nhau tại điểm đến phải phối hợp để phát huy tối đa giá trị của dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong suốt thời gian lưu lại. Quản lý điểm đến hiệu quả cho phép điểm đến du lịch tối đa hóa giá trị dịch vụ phục vụ khách, đảm bảo lợi ích cho địa phương và phát triển bền vững.

Các nước phát triển du lịch có thành công trong việc quản trị kinh doanh điểm đến du lịch đã tổng kết một số ưu điểm trong quản trị điểm đến như sau:

- Thiết lập một lợi thế cạnh tranh

Hai yêu cầu rất quan trọng của các điểm đến đạt được một lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ khác là:

+ Xây dựng và tạo ra một vị trí độc đáo, hấp dẫn, nghĩa là cung cấp nhiều loại dịch vụ và hàng hóa chất lượng cao so tới các điểm đến khác. Điều này đòi hỏi các chủ thể cùng nhau hợp tác phát triển các dịch vụ và hàng hóa, các điểm tham quan và phát huy các nguồn lực của điểm đến để phục vụ khách với chất lượng cao nhất.

+ Cung cấp các dịch vụ và hàng hóa với chất lượng cao bằng cách phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các chủ thể tại điểm đến để phục vụ khách.

Để hai yếu tố này thành công đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp của các chủ thể dựa trên một mục tiêu chung và quan hệ đối tác chặt chẽ.

- Bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch. Với sự quản trị thích hợp và xây dựng một kế hoạch chung đảm bảo điểm đến du lịch giữ gìn được sự toàn vẹn về môi trường và các nguồn tài nguyên quý giá. Quản trị tốt có thể tránh được sự xung đột về văn hóa và ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch tác động đến lối sống và các giá trị truyền thống của cộng đồng.

- Lan truyền lợi ích của du lịch. Lợi ích trong phát triển du lịch tại điểm đến du lịch có thể được lan tỏa ra nhiều lĩnh vực khác như: phát triển các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ truyền thống của cộng đồng, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ, khai thác tiềm năng của nghệ thuật và sản phẩm của các ngành khác…

- Nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch. Thông qua phát triển không gian và tiếp thị có mục tiêu, điểm đến du lịch có thể kéo dài thời gian lưu trú trung bình, tăng chi tiêu khách và giảm thời vụ kinh doanh tại điểm đến.

- Xây dựng thương hiệu có bản sắc, mạnh mẽ và sôi động. Quản trị kinh doanh điểm đến ngày càng nhận ra giá trị và quyền lực của các thương hiệu điểm đến mạnh. Luôn cung cấp giá trị tuyệt vời, lòng trung thành với thương hiệu của khách trở về điểm đến một cách thường xuyên.

Châu Anh

Theo: vtr.org.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 13.040.546
Đang truy cập 11.609