Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

 

Đào tạo cán bộ cho ngành Du lịch nên bằng song ngữ
Ngày cập nhật 21/11/2018

Theo PGS.TS Dương Văn Sáu, Trưởng khoa Văn hóa Du lịch Trường ĐH Văn hóa Hà Nội chia sẻ, đối với nhân lực ngành Du lịch Việt Nam hiện nay vẫn còn một rào cản khá lớn đó là ngoại ngữ. 

Để không còn rào cản này, bắt buộc hệ thống giáo dục của chúng ta cần phải có sự thay đổi trong chiến lược phát triển. Đã đến lúc chúng ta phải coi ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh là môn học bắt buộc, được đào tạo bài bản từ các cấp học dưới thì khi lên bậc đại học mới có thể thực hiện phương pháp đào tạo song ngữ…
 
Đây là hướng đi đúng với thời đại. Bởi thị trường du lịch Việt Nam đã và đang song hành cùng thị trường du lịch thế giới. Khi chúng ta không nâng cao chất lượng nhân lực ngành Du lịch thì tự chúng ta mất đi những cơ hội để phát triển nghề nghiệp. Hiện tại, tại các thành phố lớn, thành phố du lịch của Việt Nam, việc tuyển chọn những nhân sự cho ngành Du lịch đã có sự phân biệt khá rõ rệt. Đối với nhân sự có trình độ ngoại ngữ tốt sẽ được trả mức lương tương đối cao, ví dụ là vị trí quản lý khách sạn của tập đoàn sẽ được trả lương dựa theo các tiêu chí: năng lực chuyên môn, kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ - Thầy Sáu dẫn chứng. Và, thầy Sáu cho rằng, linh hồn của du lịch thông minh trong thời đại 4.0 là phải làm du lịch có tri thức.
 
Điều này không chỉ đến nay khoa mới nhìn nhận thấy mà đã được khoa Văn hóa Du lịch luôn đề cao và khẳng định trong mục tiêu phát triển của mình. Đó là, sau 25 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Khoa Văn hóa Du lịch đã thể hiện được tiềm năng thế mạnh của mình - đi đúng hướng, đúng mục tiêu. Thứ nhất là đã khẳng định được vị thế của mình trong xã hội và khai thác được tiềm năng thế mạnh của tài nguyên nguồn lực Việt Nam để phát triển du lịch đó là Văn hóa. Văn hóa du lịch tức là làm rõ giá trị du lịch của văn hóa và làm rõ giá trị của văn hóa trong du lịch. Và làm du lịch từ văn hóa, làm du lịch có văn hóa. Thứ hai, Khoa Văn hóa Du lịch đã phát triển bền vững, tăng trưởng không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Trong điều kiện tuyển sinh khó khăn như hiện nay nhưng năm học 2018 – 2019, số lượng sinh viên chính quy của khoa vẫn đạt là 1.361 sinh viên, khoa vẫn tuyển sinh đạt kế hoạch đề ra. Với 17 cán bộ giáo viên được chia thành 3 tổ chuyên môn: cơ sở văn hóa du lịch, nghiệp vụ văn hóa du lịch và ngoại ngữ chuyên ngành du lịch. Cùng lợi thế về kiến thức văn hóa – lịch sử chuyên sâu, kỹ năng chuyên ngành chuyên nghiệp và ngoại ngữ chuyên ngành chuyên biệt được coi là bộ ba thế mạnh trong đào tạo của Khoa Văn hóa Du lịch hiện nay. Qua đó đã khẳng định được sự thống nhất về mặt lý thuyết và thực tiễn. Đó là đã hệ thống hóa được giữa lý luận và các giáo trình tài liệu phục vụ giảng dạy học tập. Đã tạo dựng và khẳng định thương hiệu thông qua công bố về logo và slogan nhận diện thương hiệu: Du lịch đi cùng tri thức – là linh hồn của du lịch thông minh trong thời đại 4.0. Tuy nhiên, thầy Sáu cũng đề xuất, “Cần tăng đầu tư giáo dục, giảm bớt đầu tư công nghiệp, khu công nghiệp... để góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu của xã hội. Đáp ứng được quá trình hội nhập quốc tế của nhân lực ngành Du lịch Việt Nam nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung”.
Chia sẻ về hướng đi mới của Khoa Văn hóa Du lịch, thầy Sáu nhận định, nâng cao chất lượng nguồn lực du lịch chất lượng cao là việc làm cấp thiết và cần phải thực hiện ngay. Với hai định hướng lớn trong đào tạo nhân lực du lịch là “làm du lịch từ Văn hóa” và “Làm du lịch bằng Văn hóa” sẽ góp phần tạo sự phát triển du lịch bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, mục tiêu đào tạo trong thời gian tới của khoa là đẩy nhanh mục tiêu đào tạo theo nhu cầu và yêu cầu của xã hội và khẳng định thực lực của quá trình đào tạo. Đẩy mạnh hơn nữa việc đồng hành cùng doanh nghiệp. Những giáo trình đào tạo như giáo trình văn hóa du lịch, giáo trình về hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, giáo trình về lễ hội Việt Nam. Với tư cách là tài nguyên nguồn lực, các giáo trình về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, tiếng Anh du lịch chuyên ngành, di tích, lễ hội làng nghề… từng bước đổi mới và đưa triết lý đào tạo vào giảng đường, từng bước xây dựng bằng việc cụ thể hóa quá trình đào tạo qua 3 giai đoạn: Một, truyền tải kiến thức. Hai, phát triển kỹ năng. Ba, định hướng phát triển ý tưởng sáng tạo của người học…
 
Sim Tím
Theo: baodulich.net.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 13.071.994
Đang truy cập 8.804