Tìm kiếm tin tức
Du lịch Thừa Thiên Huế đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh tại Hội chợ VITM Đà Nẵng 2022
Ngày cập nhật 14/12/2022

Từ ngày 9 - 11/12, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Đà Nẵng (Hội chợ VITM Đà Nẵng) 2022 cùng một lúc 2 không gian giới thiệu, trưng bày.

 

Tại Hội chợ, ngành du lịch Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh điểm đến; các thông tin, sự kiện du lịch nổi bật năm 2023; giới thiệu sản phẩm du lịch mới đến các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trong, ngoài nước và du khách tham gia hội chợ. 
Hội chợ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp du lịch cùng các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đặc sản và hàng lưu niệm Thừa Thiên Huế tiếp cận, trao đổi, giới thiệu, chào bán các sản phẩm, dịch vụ du lịch; ký kết hợp tác, phát triển thị trường với doanh nghiệp và các hãng lữ hành trong nước cũng như quốc tế tham gia hội chợ. Tại gian hàng của Du lịch Thừa Thiên Huế đã diễn ra các hoạt động biểu diễn nghệ thuật như Ca Huế, biểu diễn nghệ thuật múa rối nước, trình diễn Áo dài, trò chơi tìm hiểu du lịch đã thu hut hàng nghìn lượt người tham quan, tìm hiểu về du lịch, văn hóa - nghệ thuật địa phương.
 
 
Gian hàng của Du lịch tỉnh cũng vinh dự chào đón Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục trường Tổng cục Du lịch, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cùng lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, các địa phương trong nước tham gia hội chợ, các đối tác lữ hành từ Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Úc đến tham quan, tìm hiểu thông tin và kết nối doanh nghiệp. 
 
 
 
Dịp này còn có những chương trình, hội thảo xung quanh việc khôi phục, phát triển du lịch như: Chương trình “Kết nối sức mạnh - bứt phá vươn xa”; Hội thảo về “Du lịch biển, đảo Việt Nam - Thời cơ, thách thức và giải pháp”; “Tập huấn phòng chống nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trong ngành du lịch”; hội thảo về chuyển đổi số trong ngành Du lịch...
Hội chợ VITM Đà Nẵng 2022 do Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Sở Du lịch Đà Nẵng tổ chức tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Đà Nẵng. Hội chợ có chủ đề là “Phát triển Du lịch Biển, Đảo - thế mạnh của Du lịch Việt Nam” với quy mô 300 gian hàng đến từ 50 tỉnh, thành phố trong nước và 06 quốc gia; khoảng 150 người mua (buyer) quốc tế đến từ Anh, Pháp, Đức, Italia, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN cùng hơn 200 người mua nội địa là đại diện các công ty lữ hành hàng đầu Việt Nam; 500 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, khu điểm du lịch trên cả nước sẽ đến tham dự.... Hội chợ thu hút khoảng hơn 25.000 lượt khách đến tham quan và mua các sản phẩm du lịch. 
 
 
Chia sẻ về tình hình du lịch Thừa Thiên Huế tại Hội chợ VITM, ông Nguyễn Văn Phúc - Giám đốc Sở Du lịch cho biết: tại hội chợ lần này, ngành du lịch tỉnh tập trung giới thiệu các sản phẩm mới, đặc thù để tạo sự khác biệt với các tỉnh, thành khác (bên cạnh sản phẩm du lịch truyền thông là văn hóa - di sản), đó là: du lịch chăm sóc sức khỏe, ẩm thực, cộng đồng, sinh thải, khám phá nhằm thu hút sự quan tâm tiếp cận của các thị trường khách truyền thống cũng như thị trường mới. Trong 4 tháng cuối năm, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận sự quay trở lại của một số thị trường khách quốc tế, cụ thể: tháng 9 đón 29.943 khách quốc tế, tháng 10 đón 42.239 khách quốc tế, tháng 11 đón được 51.376 khách quốc tế. Dự kiến tháng 12 sẽ đón khoảng 70.000 khách quốc tế trong tổng số khoảng 190.000 khách. 
 
 
 
Hiện tại, lượng khách Thái Lan đến Thừa Thiên Huế vẫn đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ khoảng 13,2%; tiếp đó là các thị trường khách Pháp, Hoa Kỳ, Malaysia, Anh, Đức, Hàn Quốc, Úc và Tây Ban Nha. Dự kiến trong thời gian tới khách Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ có sự tăng trưởng nhanh, đồng thời sẽ xuất hiện thêm số lượng đáng kể của khách Ấn Độ và vùng Trung Đông.
Kế hoạch của ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong năm 2023 là sẽ tập trung nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đón khoảng 3-3,5 triệu triệu lượt khách. Tập trung phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có lợi thế và giá trị gia tăng cao với các sản phẩm mới, đặc thù để tạo sự khác biệt với các tỉnh, thành khác (bên cạnh sản phẩm du lịch truyền thông là văn hóa - di sản), đó là: du lịch chăm sóc sức khỏe, tâm linh, nông thôn, một số lễ hội có tính thu hút khách cao (Lễ hội khinh khí cầu, ẩm thực, thể thao, âm nhạc…); tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch, nhất là giải pháp về công nghệ số, chiến lược truyền thông quảng bá du lịch; các chương trình kích cầu du lịch (có chính sách ưu đãi các đoàn MICE, các đoàn tour bay theo tuyến charter mới); xúc tiến đẩy nhanh tiến độ đầu tư và khởi công mới các dự án hạ tầng kết nối các điểm du lịch; xúc tiến đầu tư phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm cao cấp, khu dịch vụ đa chức năng; xúc tiến đầu tư khai thác các đường bay mới từ các thị trường du lịch tiềm năng; kết nối các hãng lữ hành lớn nhằm triển khai các chương trình tour mới đến miền Trung với đích chính là Thừa Thiên Huế.
 
Nguyễn Thúc Nhân
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 13.205.218
Đang truy cập 5.451