Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hút khách du lịch bằng ẩm thực
Ngày cập nhật 25/05/2018

Theo đánh giá của các chuyên gia, ẩm thực truyền thống Việt Nam đa dạng, phong phú, thanh đạm và hài hòa, nhờ vậy mà món ăn Việt Nam trông đơn giản nhưng vẫn đạt đến độ tinh tế, tồn tại lâu dài và lan tỏa rộng rãi. Vì vậy, khai thác lợi thế sẵn có của ẩm thực để thúc đẩy tăng trưởng cho ngành du lịch là cần thiết.

Nỗ lực quảng bá ẩm thực Việt

Phong phú và tinh tế

Với sự độc đáo, riêng có, nhiều món ăn truyền thống Việt Nam như phở, bún chả, nem… đã lọt danh sách những món ngon, độc đáo hàng đầu thế giới, không thể không thưởng thức khi đến Việt Nam của bất cứ du khách nào. Thậm chí giáo sư Philip Kotler - chuyên gia thương hiệu hàng đầu thế giới đã từng gợi ý cho ngành du lịch Việt Nam: Hãy đưa Việt Nam trở thành “bếp ăn của thế giới” để thu hút mạnh mẽ khách du lịch.

Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, thống kê của Hội lữ hành ẩm thực thế giới cho thấy, hiện có khoảng 25% du khách quan tâm đến ẩm thực du lịch, còn Báo cáo toàn cầu lần thứ hai về du lịch ẩm thực thống kê , có 87% số tổ chức được điều tra xác định, du lịch ẩm thực là yếu tố chiến lược đối với điểm đến; 82% cho rằng, du lịch ẩm thực là động lực quan trọng cho phát triển du lịch và là chất xúc tác cho kinh tế địa phương. Ẩm thực là yếu tố đứng sau văn hóa, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn điểm đến của du khách. Vì vậy, cần khai thác lợi thế sẵn có của ẩm thực để thúc đẩy tăng trưởng cho ngành du lịch.

Cần chung tay

Thời gian qua, việc khai thác ẩm thực trong du lịch có sự chuyển biến khá mạnh mẽ, tuy nhiên so với tiềm năng, lợi thế thì du lịch ẩm thực Việt Nam vẫn rất nhỏ bé, thậm chí kém phát triển so với nhiều nước trên thế giới, kể từ chiến lược đến hành động và hiệu quả. Do vậy, muốn Việt Nam là “bếp ăn của thế giới”, các chuyên gia khuyến nghị, nếu chỉ có sự năng động của doanh nghiệp tư nhân, của hệ thống nhà hàng và hiệp hội là chưa đủ, mà cần cả quản trị của nhà nước cũng như chính quyền địa phương và của các lĩnh vực khác.

Theo ông Vương Xuân Tình - Phó Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam - quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, 2025 và tầm nhìn 2030 chỉ rõ, cần xây dựng ẩm thực trở thành một loại hình du lịch, dù ẩm thực thuộc phạm trù văn hóa, song do tính đặc thù và hữu ích của nó nên cần tách thành loại hình riêng. Mặt khác, phát triển du lịch ẩm thực liên quan đến nhiều cấp, ngành, bởi vậy, cần sự chung tay của nhiều bộ, ngành và chính quyền các cấp.

Để khai thác và phát triển toàn vẹn du lịch ẩm thực, ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam - gợi ý, chúng ta không nên chỉ dựa vào món ăn, thức uống, nhà hàng, hội chợ mà cần lưu ý cả nguồn gốc ẩm thực, việc sản xuất ẩm thực; các khía cạnh về lịch sử, nghi lễ, ứng xử liên quan đến ẩm thực. Mặt khác, phải tập trung nâng cao thương hiệu ẩm thực Việt Nam qua việc xác định, đầu tư cho những món ăn, đồ uống có giá trị, đặc sắc. Tiếp đó là không ngừng nâng cao nhận thức xã hội về du lịch ẩm thực, chú trọng nghiên cứu, đào tạo và truyền thông về ẩm thực du lịch Việt.
Phó giáo sư Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia: Để phát huy giá trị văn hóa ẩm thực gắn với du lịch bền vững, cần thống kê các loại hình di sản văn hóa ẩm thực đặc sắc của cộng đồng các dân tộc; đưa di sản văn hóa ẩm thực vào các thiết chế văn hóa, phục vụ du lịch…

Bảo Thoa

Theo: baocongthuong.com.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

 

Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 13.037.249
Đang truy cập 18.804