Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Gói bánh chưng ngày Tết, nét văn hóa lâu đời còn gìn giữ ở Huế
Ngày cập nhật 05/02/2019

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, truyền thống gói bánh chưng vẫn luôn tồn tại và là một trong những văn hóa khơi gợi vị Tết đậm đà, rõ ràng nhất với những người con đất Việt.

Bắt nguồn từ thời Hùng Vương, tục gói bánh chưng trở thành một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, vượt qua bao biến động lịch sử.
 
 
Theo truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày, vào đời Hùng Vương thứ 6, vua Hùng nhân dịp giỗ Tổ, triệu tập các quan Lang (con vua) đến và truyền rằng người nào có lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý vua sẽ được truyền ngôi. Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý làm lễ vật.
 
 
Lang Liêu (có thuyết gọi là Lang Lèo) là người nghèo khó nhất trong các vị quan Lang. Không tìm được sản vật quý hiếm, chàng dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra bánh chưng, bánh dày với ý nghĩa tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật.
 
Với 2 món bánh dâng lên rất hợp ý vua Hùng, Lang Liêu được truyền ngôi. Từ đó, bánh chưng, bánh dày trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta.
 
 
“Xưa bày nay làm”, ở Huế những năm gần đây, người ta quay lại tập tục nấu bánh chưng để mang không khí "Tết đến Xuân về" gần hơn với mọi người và nhất là lớp trẻ.
 
 
Nhà báo, nhà thơ Lãng Hiển Xuân đã cùng các người bạn tổ chức gói bánh chưng, bánh tét để mọi người có cơ hội xum vầy, ôn lại những tập tục xưa.
 
 
Cả nhóm có người già người trẻ, họ cùng nhau gói bánh. Người chưa biết thì học cách luộc lá dong, rửa lá vớt lá, chuẩn bị những nguyên liệu chính của bánh chưng như thịt heo, đậu xanh và gạo nếp.
 
 
 
 
 
 
Do ngày càng hiếm, khi hết lá dong, những người thực hiện chuyển qua lá chuối để gói bánh. Tuy nhiên, lá dong vẫn là thứ lá chuẩn nhất để gói chiếc bánh chưng đẹp.
 
 
 
Hương vị ngày Tết cổ truyền qua việc gói bánh chưng, bánh tét như đậm đà, ấm áp và rộn ràng hơn, nhất là với những đứa trẻ theo ba đến xem gói bánh, lần đầu nhìn thấy lá dong, nồi bánh… Những câu chuyện, phong tục Tết xưa được ba và ông kể cũng chính là cách nuôi dưỡng tâm hồn các bé phong phú và nhân văn.
 
Một điều cũng hết sức độc đáo là thời gian luộc bánh chưng lên tới 10 giờ. Mọi người có cơ hội nhớ lại kỷ niệm đẹp khi được thức trắng đêm ngồi trông nồi bánh cùng những củ khoai vùi trong bếp lửa hồng trong đêm giáp Tết lạnh căm.
 
Ngày nay, cách thức canh nồi bánh chưng cũng có nhiều đổi khác. Quây quần bên bếp lửa hồng, họ có thể nướng ít đồ nhắm, lai rai với ly rượu và cùng hàn huyên tâm sự câu chuyện của năm đã qua.
 
Tết đã đến rất gần, đêm về khuya và câu chuyện bên nồi bánh chưng vẫn còn mãi…
Theo: news.zing.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

 

Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 13.005.163
Đang truy cập 7.706