Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ, bão lớn trong mùa mưa bão
Ngày cập nhật 22/09/2022

Ngày 22/9/2022, Giám đốc Sở Du lịch đã gởi Công văn số 1173/SDL-VP yêu cầu các đơn vị và doanh nghiệp du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ, bão lớn trong mùa mưa bão.

Từ đầu năm 2022 đến nay, thiên tai liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành địa phương đã tích cực, chủ động vào cuộc chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó. Tuy nhiên, thiên tai vẫn gây thiệt hại rất lớn về tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đòi sống của nhân dân.
 
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, những tháng cuối năm 2022 thiên tai còn diễn biến phức tạp, khó lường với 08-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó 03-05 cơn bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển và đất liền nước ta dồn dập trong tháng 10 và 11 năm 2022; mưa ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên đều ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nguy cơ gây ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, nhất là tại Trung Bộ, Tây Nguyên.
 
Để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả khi xảy ra thiên tai, giảm thiệt hại về người và tài sản, góp phần ổn định đời sống người dân, phát triển kinh tế xã hội, Giám đốc Sở - Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Sở Du lịch yêu cầu các phòng ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc, Hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh quan tâm hơn nữa đến công tác phòng, chống, giảm thiệt hại do thiên tai, tổ chức theo dõi, nắm sát tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc, triển khai công tác theo nhiệm vụ, địa bàn được phân công, tập trung một số nhiệm vụ sau:
 
1. Triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 09/CT-TTg, ngày 01/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức rà soát kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai, nhất là phương án bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, doanh nghiệp và du khách; theo dõi, nắm sát tình hình, diễn biến thiên tai trên địa bàn, chủ động chỉ đạo, triển khai kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống, hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu hộ cứu nạn trong mọi tình huống, bảo đảm phù hợp thực tế, không để bị động, bất ngờ.
 
2. Rà soát kiện toàn, củng cố lực lượng tự vệ, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; chuẩn bị sẵn sàng theo phương châm “4 tại chỗ” (bao gồm: chỉ huy tại chỗ; lực lượng  tại chỗ; phương  tiện vật  tư  tại chỗ và hậu cần  tại chỗ) về lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, các nhu yếu phẩm để chủ động thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra. Duy trì nghiêm chế độ trực ban, nắm chắc tình hình thiên tai, sự cố để kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó, phòng tránh hiệu quả và khắc phục nhanh hậu quả sau thiên tai. 
 
3. Tổ  chức  trực  24/24  giờ  khi  có  thông  báo,  cảnh  báo  thiên  tai  và  tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống ứng phó khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn của từng đơn vị. 
 
4. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá cơ sở vật chất, năng lực triển khai thực tế công tác phòng chống, ứng phó, giảm nhẹ thiên tai tại các đơn vị, doanh nghiệp. Tổ chức chằng chống công  trình, duy  trì thường xuyên,  liên tục lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có thiên tai.
 
5. Phòng Nghiệp vụ du lịch, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch giúp lãnh đạo Sở phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để nắm và đưa tin chính xác, kịp thời về diễn biến của thiên tai, sự cố và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đến các đơn vị trong ngành, các cơ sở lưu trú du lịch; thực hiện phổ biến kiến thức, tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về các loại hình thiên tai và các biện pháp phòng tránh, ứng phó với thiên tai; lưu ý phương án di dời, sơ tán khách du lịch tại các cơ sở lưu trú du lịch ven biển. 
 
6. Các thành viên Ban chỉ đạo về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Sở theo dõi sát tình hình, chủ động đôn đốc, chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao và địa bàn được phân công theo dõi theo đúng quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.
 
7. Triển khai cài đặt ứng dụng đo mưa tự động Vrain phục vụ cộng đồng phòng chống thiên tai. 
a. Cài đặt sử dụng trên máy tính: https://www.vrain.vn
i. ID (tên đăng nhập): thuathienhue; Pass (mật khẩu): 123456
b. Cài đặt sử dụng trên điện thoại thông minh:
c. Nhập từ khóa tìm kiếm "Vrain by Watec" ở kho ứng dụng CHPlay (Android) hoặc AppStore (iOS) và cài đặt ứng dụng.
i. ID (tên đăng nhập): thuathienhue; Pass (mật khẩu): 123456
d. Đặng nhập https://www.watec.vn/huong-dan-su-dung-app-vrain để xem hướng dẫn chi tiết.
 
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế yêu cầu các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc, và các doanh nghiệp du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện./.
 
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

 

Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 13.058.482
Đang truy cập 2.149