Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

 

Về với Huế thương Kỳ 5: Hoàng cung một thuở vàng son – Cung Diên Thọ - Cung Trường sanh
Ngày cập nhật 07/12/2016

Hành trình lại đưa ta đến với cung Diên Thọ - nơi ở của Hoàng Thái Hậu, đây là nơi thâm cung – hệ thống kiến trúc cũng như quy hoạch đều theo quy cách chung. Nguyên xưa khi được xây dựng cung xoay mặt về phía Đông, sau này khi cho đại trùng tu cung thì Vua Tự Đức đã cho xây dựng lại cung như hiện nay.

Cổng Thọ Chỉ

Bức bình phong lớn trước chính điện

Bắt đầu là Cổng Thọ Chỉ, ta sẽ thấy ngay bức bình phong to lớn đồ sộ che cho ngôi chính điện Diên Thọ, đây là nơi ở của bà Thái Hậu. Điện cũng rất to lớn đồ sộ, nhưng không được sơn son thếp vàng mà vẫn giữ màu nâu của gỗ nên rất ấm áp và gần gũi,

Điện được kiến thiết vào năm 1804 cùng thời gian với xây tử cấm thành, sau đó được trùng tu nhiều lần. Lúc đầu điện quay về hướng Đông, đến thời Tự Đức điện được xây dựng lại với quy mô như ngày nay là quay về hướng Nam. Điện được thiết trí đơn giản, không cầu kỳ, được chia làm hai phần: phần trước là nơi tiếp khách vào các ngày lễ và Khánh Thọ của Thái Hậu, phần sau là nơi ăn ở và nghĩ ngơi.


Chính điện cung Diên Thọ
 
Mặt bên chính điện

Nội thất bên trong điện

Sau chính điện là điện Thọ Ninh – nơi ở của các bà mẹ khác của Vua, lúc đầu điện này cũng rất đồ sộ, nhưng sau này do xuống cấp nên đã được sửa thành 3 gian hai chái tức có quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với nguyên thủy. Hiện nay điện đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và đang xúc tiến để phục dựng.


Điện Thọ Ninh, hiện đang được trùng tu

Xung quanh chính điện còn có các công trình như tả trà – tòa nhà này là nơi tiếp khách và có hành lang nối từ điện Càn Thành trong tử cấm thành, Tịnh Minh lâu – xưa kia là nhà hát dành cho Thái Hậu nhưng sau khi Bảo Đại thoái Vị đã cho sửa thành nơi ở của quốc trưởng bù nhìn, Trường Du tạ - nơi thư giản của Thái Hậu,  Phước Thọ am – nơi thờ tự...Ngoài ra còn có các công trình phụ nhưng đã bị phá hủy theo thời gian, hiện chỉ còn nền móng.



Tả Trà – nơi tiếp khách của Hoàng Thái Hậu
 

Trường Du Tạ - nơi thư giản của Hoàng Thái Hậu

 
Phước Thọ am – nơi thờ Thần Phật và tu hành của các bà Hoàng
 

Hoàng tàn và đổ nát

Cung Trường Sanh nằm ngay sau cung Diên Thọ, nguyên thủy đây chỉ là một vườn Ngự nhưng đến thời Thiệu Trị được đại trùng tu và trở thành nơi ở của các bà Thái Hoàng Thái Hậu – bà nội Vua. Theo như thư tịch cổ thì đây là khu cung điện rất đẹp có lầu son gác tía, hồ nước, điện đài...


 
Cổng chính cung Trường sanh

 
Chính điện cung Trường Sanh vừa được trùng tu


Qua thời gian cung đã bị hủy hoại nhưng ngày nay đã được phục dựng lại như xưa, với hệ thống điện đài và cầu cống rất nên thơ.

Nét hiện đại hòa với nét cổ

Khép lại hành trình khám phá hoàng cung xưa (tuy còn thiếu một vài khu vực nữa do các khu vực này chưa được phục dựng và còn quá đổ nát), tuy không thể nói hết nhưng qua đó ta có thể hình dung một phần nào hoàng cung xưa với lầu son gác tía và cuộc sống vương giả nơi đây.

Hành trình tiếp theo ta sẽ đến với hệ thống lăng tẩm của các Vua nhà Nguyễn.

Theo quan niệm phương Đông thì sống chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời con người cho nên việc xây dựng lăng tẩm rất quan trọng, lăng phải được xây như thế nào, cuộc đất phải ra sao... tất cả phải thống nhất tuyệt đối vì nó có ảnh hưởng đến cơ nghiệp của con cháu. Vì thế các Vua nhà Nguyễn cũng lo xây dựng cái cơ ngơi riêng cho mình, cho nên trên đất Huế có rất nhiều lăng tẩm Hoàng gia trong đó có hệ thống lăng tẩm của các hoàng đế nhà Nguyễn. Mỗi lăng là một không gian riêng ẩn chứa tính cách của từng người chủ, có cái bao la thể hiện tính cách phóng khoáng như lăng Gia Long, cái lại nguyên tắc uy nghiêm như lăng Minh Mạng, cái đơn giản thể hiện cái gì đó chóng vắng như lăng Thiệu Trị...

 

 

Nguồn: www.sotaydulich.com

Ảnh: Internet

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 13.209.035
Đang truy cập 7.357