Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

 

PHONG TỤC NGÀY TẾT XƯA
Ngày cập nhật 10/02/2021

Trong không khí rộn ràng chuẩn bị đón Xuân Tân Sửu các gia đình cùng quây quần, đoàn tụ bên nhau sau những ngày làm việc vất vả. Với người Việt Nam, Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất một năm, vào dịp này có rất nhiều phong tục truyền thống có ý nghĩa của người Việt diễn ra nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng.

 
Ngược dòng thời gian trở về trước (năm 1974) những phong tục, tục lệ trong dịp Tết Nguyên đán từ xa xưa luôn được mọi người tuân theo. Nhờ vậy không khí ngày Tết có một sắc thái đặc biệt. 
Mời quý độc giả cùng tìm hiểu về phong tục Tết xưa qua những trang ký sự miêu tả chân thực và tỉ mỉ của Kháng Xuân với những phong tục ngày Tết như: Lễ cúng tất niên, lễ cúng Giao thừa, tục dựng và hạ cây nêu, tục lì xì cho trẻ, thú chơi cây cảnh... đặc biệt là tục bán Kiến (tục đổ rác) hay những kiêng cữ trong ngày đầu năm mới...
 
Phần 1:
 
“Hằng năm cứ vào dịp Tết Nguyên đán vài tục lệ xa xưa lại được mọi người tuân theo. Nhờ vậy ngày Tết có một sắc thái đặc biệt. Dưới đây là một vài tục lệ cho đến ngày nay vẫn còn được nhiều người lưu ý.
 
Tất niên là hết năm
Lệ cúng này thường được người ta tổ chức vào các ngày 28, 29, 30 cuối năm âm lịch.
Mọi nhà dù nghèo hay giàu thế nào cũng cố gắng làm một mâm cỗ thịnh soạn để cúng tổ tiên, mời tổ tiên về ăn Tết, vừa chứng kiến cảnh sum họp của con cháu sau một năm trời vất cả xuôi ngược.
Cũng có vài nơi còn bày ra sân để cùng quới nhơn (các kẻ âm binh cô hồn) đây là một bữa tiệc thiết đãi người khuất mặt sau một năm làm lụng vất vả khó nhọc.
Lễ cúng tất niên ngoài trời có nhiều nơi người ta còn bày vàng bạc, kim tiền để cúng cùng với mâm cỗ. Sau đó vàng bạc kim tiền được đốt gọi là chút hiện kim để tặng người khuất mặt nhân dịp tất niên. Còn gạo, muối được gia chủ (sau khi cúng) rải bốn hướng để tặng âm binh cô hồn làm lương thực nhân dịp tất niên.
 
Giờ Giao thừa
Người Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa tới nay thường quan niệm rằng lễ giao thừa giữa năm cũ và năm mới rất quan trọng.
Giao thừa là phút giao nhau của năm mới và năm cũ, phút ấy linh thiêng như lặng tiếng, để rồi bỗng nhiên chuông trống từ các đình chùa dội vang vang khắp mọi nơi.
Giờ phút đó người ta đón mùa xuân với tâm trạng hân hoan vui sướng và cầu nguyện cho nhau những tốt lành hạnh phúc.
Lúc bấy giờ ở các đình chùa từ thôn quê đến thành thị, từ những cặp trai thanh, gái lịch cho đến ông già bà lão áo quần bảnh bao kéo nhau vào các nơi linh thiêng để cúng bái giao thừa, xin lễ lộc.
Từ đêm 30 tháng chạp đến rạng ngày mùng một tháng giêng âm lịch, khắp đất nước người người cảm thấy rạo rực hân hoan, những cụ già cảm thất như trẻ hẳn lại để tiễn một năm cũ trộ qua và đón mừng một năm mới trở về.
 
Những kiêng cữ trong ngày đầu năm
Trong buổi sáng mồng một Tết, thường ít người muốn ra khỏi nhà, gia đình nào cũng chọn giờ tốt và hướng hạp để xuất hành đầu năm.
Quang cảnh trong ngày mồng một Tết rất trang nghiêm, chứa đựng đầy tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc.
Theo tập tục cổ truyền người ta tin rằng giờ xuất hành và hướng xuất hành của những giờ phút đầu tân niên có hành hưởng lớn lao đến công việc làm ăn suốt một năm mới.
Ngoài ra, nhiều địa phương vẫn còn kiêng cữ đến nhà bà con quen thuộc vào buổi sáng mồng một Tết vì ngại rằng sẽ trở thành người xông đất miễn cưỡng của gia chủ.
Nhiều gia chủ để cho chắc ăn, tránh gặp cảnh có người không hợp vía đến xông đất, họ “đặt cặp” trước với người mà họ cho là hợp vía với gia đình họ, nhất là người đó năm qua làm ăn phát đạt.
Người ta tin rằng, người may mắn, hợp vía đến xông đất đầu tiên trong tân niên sẽ khiến cho gia chủ suốt năm làm ăn phát đạt, và người chậm chạp, làm ăn hay thất bại đến xông đất sẽ đem đến những sự nặng nề, thất lợi cho gia chủ.
Ngoài ra trong những ngày đầu tân niên người ta còn kiêng cữ việc ăn tục nói phét và “động đất” sớm.
Tại một số địa phương người ta còn cữ quét nhà vào sáng ngày mồng một Tết đến chiều mồng một hoặc đến ngày mồng hai Tết người ta mới quét nhà, rác quét nhà thường dồn lại một chỗ để rồi đến mồng bốn Tết đi bán Kiến”. (1)
...
Còn tiếp...
(1) Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Phông Phủ Tổng thống Đệ Nhị Cộng hòa, Hồ sơ 16867, Hồ sơ về việc tổ chức Tết Nguyên đán Kỷ Hợi ngày 08/02/1959. Tập 6: Bản tin của Việt Tấn xã về Tết Nguyên đán.
Ký sự “Những tục lệ về Tết Nguyên đán” 
(Đăng trên Việt Nam Thông Tấn xã, số 8333, phát hành vào thứ sáu, ngày 18/01/1974)

 

Theo: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 12.954.420
Đang truy cập 704