Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

 

Vua Gia Long và giai thoại cưỡi trâu qua sông thoát chết
Ngày cập nhật 17/02/2021

Trong sử Việt, nhiều vị vua nước Việt được dã sử và giai thoại dân gian ghi lại có những câu chuyện thú vị gắn liền với con trâu, trong đó có chuyện về Gia Long - Vua sáng lập vương triều Nguyễn thời còn bôn ba, khó nhọc dựng nghiệp lớn.

Vua Gia Long tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (tên khác là Nguyễn Phúc Chủng và Nguyễn Phúc Noãn), sinh vào ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng 2 năm 1762).
 
Vua sáng lập vương triều Nguyễn
Họ Nguyễn làm chúa, xưng vương ở Đàng Trong được khoảng 200 năm thì bị lật đổ bởi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Sau khi các nhân vật chủ chốt của dòng tộc Nguyễn Phúc bị bắt, giết trong cuộc chiến với Tây Sơn, trách nhiệm khôi phục quyền vị của dòng họ này đặt lên vai Nguyễn Phúc Ánh.
 
Tranh vẽ chân dung vua Gia Long (Hình minh họa – Nguồn: ABS Travel).
 
Trải bao gian khổ, nhưng với sự kiên trì nỗ lực cùng nhiều yếu tố khác nhau đã giúp Nguyễn Phúc Ánh không chỉ lấy lại được quyền lực, lãnh thổ thời các chúa Nguyễn, mà còn thống nhất được quốc gia, sáng lập ra một vương triều mới.
Ngày 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), khi mới chiếm được kinh đô Phú Xuân, nhà Tây Sơn chưa bị diệt, vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) vẫn đang dồn quân ở Bắc Hà để phản công lại, thì Nguyễn Phúc Ánh đã lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long, trở thành vị hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn.
 
Nhiều giai thoại ly kỳ về Vua Gia Long
 
Vị vua này có rất nhiều giai thoại, câu chuyện dã sử dân gian kể về những năm tháng bôn ba, lưu lạc để mưu đồ phục hồi cơ nghiệp tổ tông. Nhiều nhất, có lẽ chuyện thoát nạn thần kỳ trước sự truy đuổi của quân tướng Tây Sơn là giai thoại cưỡi trâu vượt sông.
Chuyện kể rằng, tháng 4 âm lịch năm Quý (1783), nghe tin quân của chúa Nguyễn Phúc Ánh đang tập hợp lực lượng, Nguyễn Huệ lập tức đem quân tới đánh, chống đỡ không nổi, Nguyễn Phúc Ánh bỏ chạy, trước sự truy sát của quân Tây Sơn.
Khi đến sông Lật Giang (nay là đoạn sông Vàm Cỏ Đông ở Bến Lức - Long An), vì không có thuyền bè, chúa tôi chỉ còn cách nhảy xuống bơi qua sông, gặp nước chảy mạnh, nhiều tùy tùng chết đuối, Nguyễn Phúc Ánh nhờ bơi giỏi mà thoát chết.
Sau đó, ông chạy tiếp đến sông Đăng Giang, đây là con sông có nhiều cá sấu, không thể bơi qua được, may lúc ấy có con trâu nước đang nằm bên bờ, Nguyễn Phúc Ánh cưỡi trâu sang sông mà thoát chết.
Theo sử sách triều Nguyễn, lúc sắp tới bờ bên kia, vì hết sức nên trâu sắp chìm, bỗng đâu cá sấu đội trâu lên tiếp tục đưa chúa Nguyễn cập bờ thoát nạn.
 
Lê Thái Dũng
Theo: kienthuc.net.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 12.954.420
Đang truy cập 1.617