Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Hướng tới số hóa dữ liệu du lịch
Ngày cập nhật 03/10/2018

Tại cuộc họp lấy ý kiến các bộ, ngành, đơn vị liên quan để hoàn thiện đề án và dự thảo Quyết định Phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030”, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn đề nghị tổ công tác xây dựng Đề án đưa ra giải pháp, nhiệm vụ phải thiết thực, tránh viển vông, chung chung.

Cải thiện các chỉ số thông tin
 
Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), hiện nay, trên toàn thế giới, nhu cầu tìm kiếm thông tin số về du lịch văn hóa và hoạt động vui chơi giải trí xếp hạng 17; nhu cầu tìm kiếm thông tin số về du lịch thiên nhiên xếp hạng 20, hiệu quả công tác marketing và phát triển thương hiệu thu hút khách du lịch xếp hạng 50. Vì thế, ngành du lịch Việt Nam phải bắt kịp xu hướng, đưa ra được những giải pháp khả thi, thiết thực, then chốt, có tính đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Nhân viên Công ty Du lịch Vietrantour hướng dẫn khách hàng tìm hiểu thông tin tour trên bảng điện tử. Ảnh: Hồ Hạ
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, “Đề án tổng thể ứng dụng CNTT trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030” hướng tới xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia của ngành du lịch một cách đầy đủ, khoa học. Những thông tin này sẽ giới thiệu các điểm đến du lịch Việt Nam, hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch, DN lữ hành, hướng dẫn viên, các chính sách phát triển du lịch, thị thực, liên kết thông tin giữa các vùng miền... Từ đó, hỗ trợ các DN du lịch và du khách tìm kiếm thông tin, xây dựng kế hoạch du lịch phù hợp; đồng thời, giúp cơ quan quản lý Nhà nước trong điều hành, định hướng phát triển du lịch. “Việc thực hiện đề án giai đoạn 2018 - 2020 cũng sẽ góp phần cải thiện các chỉ số liên quan đến thông tin của ngành du lịch trong đánh giá thường kỳ của WEF” - ông Tuấn nhấn mạnh.
Mục tiêu chung của đề án là ứng dụng tổng thể CNTT nhằm phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, chủ động cung cấp thông tin và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch qua thiết bị di động thông minh; đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước. Đồng thời hỗ trợ DN kinh doanh, kết nối thuận tiện với các chủ thể liên quan; huy động các nguồn lực của xã hội; tạo môi trường cho các DN khởi nghiệp sáng tạo tham gia vào phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
 
Tránh giải pháp chung chung
Mục tiêu cụ thể là đến năm 2020, số hóa toàn bộ các dữ liệu về hướng dẫn viên du lịch, DN lữ hành, cơ sở lưu trú do Bộ VHTT&DL, Sở Du lịch, Sở VHTT&DL quản lý. Cùng với đó, hình thành hệ thống thông tin số tích hợp dữ liệu về du khách, hoạt động du lịch, các chủ trương, chính sách, quy định phục vụ quản lý Nhà nước về du lịch, kết nối liên thông đến các tỉnh, TP, DN, cơ sở dịch vụ, hoàn thành các nhiệm vụ của chương trình Chính phủ điện tử theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam. Đồng thời, các điểm đến, DN du lịch cũng sẽ tích hợp thông tin vào hệ thống thông tin chung, được cung cấp thông tin đồng bộ, phục vụ quản lý điểm đến và quản trị DN.
Đề án đã đưa ra 7 nhiệm vụ, giải pháp: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về CNTT trong ngành du lịch; phát triển hệ thống thông tin ngành du lịch và các ứng dụng, kết hợp với hệ tri thức Việt số hóa; đẩy mạnh marketing du lịch số hỗ trợ khách du lịch; nâng cao chất lượng trải nghiệm của du khách tại điểm đến; phát triển hệ thống thông tin và các ứng dụng phục vụ công tác quản lý Nhà nước; phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp lần thứ 4...
Góp ý hoàn thiện dự thảo Đề án, đại diện Tập đoàn Viettel cho rằng: “Giải pháp kiến trúc du lịch thông minh cần thực hiện sớm để các DN lữ hành, cơ sở lưu trú biết cách triển khai kiến trúc du lịch thông minh như thế nào. Đồng thời, phải có phương án chi tiết để đưa vào kiến trúc chung của Bộ về số hóa cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, hệ thống dữ liệu thông tin về du lịch cần có những giá trị riêng và được liên kết giữa các vùng miền; xây dựng hệ thống giám sát điều hành để hoạt động du lịch hay sự cố diễn ra ở các trung tâm lớn có thể kiểm soát được ngay”.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn yêu cầu tổ công tác xây dựng đề án tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan, hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ trưởng, trình Thủ tướng Chính phủ. Ông Tuấn cho rằng: “Đề án định hướng đến năm 2030, chúng ta không thể biết khi đó CNTT sẽ phát triển đến đâu. Vì thế giải pháp, nhiệm vụ đưa ra phải thiết thực, khả thi, tránh viển vông, chung chung. Trước tiên, cần tập trung xây dựng bản đồ du lịch trong hệ thống bản đồ số Việt Nam, xây dựng bản đồ ngữ nghĩa, công cụ giao tiếp tiếng Việt và phải làm chủ được các tài sản số này”.
Theo: kinhtedothi.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 13.037.249
Đang truy cập 7.146