Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Sở Du lịch tiếp và làm việc với Ban Chỉ đạo về Du lịch tỉnh Hòa Bình
Ngày cập nhật 17/05/2018

Ngày 16/5, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã tiếp và làm việc với Ban Chỉ đạo về Du lịch tỉnh Hòa Bình về việc khảo sát, học tập kinh nghiệm về công tác quản lý, thu hút đầu tư phát triển du lịch.

Ban Chỉ đạo về Du lịch tỉnh Hòa Bình do ông Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Du lịch; ông Bùi Ngọc Lâm – Giám đốc Sở VHTT&DL, Phó trưởng Ban chỉ đạo và các thành viên trong Ban chỉ đạo. Đón đoàn có Ông Lê Hữu Minh, Q.Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở cùng đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và trưởng các phòng chuyên môn thuộc Sở.

Thay mặt Ban Chỉ đạo về Du lịch tỉnh Hòa Bình, ông Nguyễn Văn Chương đã giới thiệu sơ lược về tỉnh Hòa Bình cũng như ngành du lịch của tỉnh Hòa Bình. Với mục tiêu phát triển du lịch tỉnh nhà, Ban Chỉ đạo về Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức chuyển đi để học tập kinh nghiệm về công tác quản lý, thu hút đầu tư phát triển du lịch của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.

Thay mặt tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Lê Hữu Minh, Q.Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã báo cáo tình hình công tác quản lý, thu hút đầu tư phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế trong thời gian qua. Trong 4 tháng đầu năm 2018, tổng lượt khách đến Thừa Thiên Huế ước đạt 1.584,4 nghìn lượt khách; trong đó khách quốc tế 757,82 nghìn lượt, tăng 12,7%. Tổng lượt khách lưu trú ước đạt 745,7 nghìn lượt khách, tăng 16,17%, đây là mức tăng khá cao so cùng kỳ nhiều năm trước đây. Trong đó, khách ngủ qua đêm 667,9 nghìn lượt, tăng 15,99%, trong đó khách quốc tế ước đạt 367,7 nghìn lượt, tăng 22,69%. Doanh thu cơ sở lưu trú ước đạt 557,1 tỷ đồng, tăng 13,92% so cùng kỳ.

Ngành du  lịch Thừa Thiên Huế vẫn giữ đựơc  tốc độ  tăng  trưởng ổn định,  tăng  16%  lượt  khách,  gần  10%  doanh  thu  (so  với  cả  nước  tốc  độ  tăng  trưởng  này  không  lớn,  không  nóng  nhưng  bền  vững  do  vẫn  duy  trì  được  thị trường truyền thống Tây Âu, Bắc Mỹ - Thị trường chi tiêu cao).

Thời gian qua, tỉnh đã kêu gọi thành công một số nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu  tư  lớn như VINGROUP, BRG, Myway, PSH, Kim Long Nam vào nghiên cứu đầu tư một số dự án lớn về du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf và dịch vụ giải  trí mua  sắm  trên địa bàn  tỉnh để  triển khai  trong giai đoạn 2018-2020. Đặc biệt dự án Laguna – Lăng Cô đã được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương tăng vốn đầu tư lên 2 tỷ USD và Chính phủ cũng đã cho chủ trương đầu tư mới nhà ga, đường lăn  và đường cất hạ cánh số 2 Cảng hàng không quốc tế Phú Bài đáp ứng nhu cầu phục vụ khách với công suất 5 triệu lượt khách/ năm.

Bên cạnh việc củng cố, làm mới các sản phẩm du lịch văn hóa di sản vốn  là  thế mạnh của Huế  thì một số sản phẩm du  lịch sinh  thái dựa vào cộng đồng, du lịch homestay, hình thành tuyến tour du lịch bằng xe đạp; du lịch nhà vườn cũng đã được hình thành hầu như khắp các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh, tổ chức thành công Festival Làng nghề truyền thống, phát động các chương trình bổ trợ cho sự phát triển du lịch nhằm góp phần xây dựng đô thị du lịch văn minh,  thân  thiện, xanh  sạch. Đặc biệt, việc mở  cửa Đại Nội về đêm, khai  trương phố đi bộ Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu đã bước đầu giải được bài toán giải trí về đêm tại trung tâm thành phố Huế.

Hoạt động xúc tiến quảng bá đã được nâng tầm cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tầng suất đón các đoàn Famtrip, Presstrip đã  tăng  lên nhiều  lần, việc tham gia các hội chợ trong và ngoài nuớc đã kêu gọi được sự hưởng ứng, chung  tay của các doanh nghiệp nên chất  lượng được nâng  lên. Việc ứng dụng, quảng bá qua  các  trang mạng  xã  hội  có  uy  tín  như Tripadvisor, Angoda, Booking.com, Traveloka,  Ivivu,...được  đẩy mạnh. Ngành  đã  xây  dựng  và  đưa  vào  sử  dụng trang web tiếng Anh, Nhật.

Các thành viên đã thảo luận sôi nổi về kinh nghiệm triển khai, các giải pháp, các vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thay mặt Ban Chỉ đạo về Du lịch tỉnh Hòa Bình, ông Nguyễn Văn Chương đánh giá cao những kinh nghiệm về quản lý, phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế. Những kinh nghiệm qua thực tế mà Thừa Thiên Huế đã làm, tỉnh Hòa Bình sẽ nghiên cứu, học tập để áp dụng vào thực tiễn của địa phương. Thay mặt tỉnh Hòa Bình, ông Nguyễn Văn Chương cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ, hợp tác của tỉnh Thừa Thiên Huế dành cho Hoà Bình.

Hòa Bình là một tỉnh nằm giáp ngay với Hà Nội. Tỉnh được coi như quốc vương của người Mường, người Mường, Kinh và các dân tộc khác sống xen kẽ với nhau chứ không tách biệt. Đa số các địa điểm du lịch ở đây đều gắn với núi, với sông; cảnh đẹp ở đây cũng không thua kém gì các tỉnh khác tuy nhiên nơi đây vẫn còn ít người tới, chưa khám phá được hết vẻ đẹp của nó.

Kết quả năm 2017 tỉnh Hòa Bình đón 2.497.436 lượt khách tham quan du lịch, đạt 110,5% kế hoạch năm (tăng 9,8% so với năm 2016), trong đó khách quốc tế 260.730 lượt (tăng 14,6% so với năm 2016), khách nội địa 2.236.706 lượt (tăng 9,3% so với năm 2016); tổng doanh thu từ du lịch đạt 675.544 tỷ đồng, thu nhập du lịch đạt gần 1.216  tỷ đồng, bằng 101,3% kế hoạch năm (tăng 17,1% so với năm 2016).

Sở Du lịch Thừa Thiên Huế
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

 

Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 13.037.249
Đang truy cập 4.516