Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Đường đến thế giới của rổ, nia, giần, sàng…
Ngày cập nhật 26/01/2019

Một làng nghề mây tre đan 600 năm tuổi đứng bên bờ lụi tàn trước sự xâm chiếm của đồ nhựa, nhưng rồi, từ khát khao vực dậy của một số người trong vùng mà đến giờ sản phẩm đã có chỗ đứng trong thiên hạ và bước tiến ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Làng nghề đan lát Bao La, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế có tiếng từ lâu, nhưng sự lụi tàn và dần mất vị thế trên thị trường đến từ lúc nào không mấy người biết. Người dân ở đây chỉ nhớ rằng: “Đồ nhựa ra đời thì đồ mây tre đan không được chuộng nữa”.
 
 
Từ chỗ mất vị thế trên thị trường đến nay các sản phẩm mây tre đan ở Bao La đã có được những bước đi vững chắc. Ảnh: Nguyễn Đắc Thành.
 
Với lý do đó nên rổ, nia, giần, sàn… cùng nhiều vật dụng phục vụ cho sinh hoạt của người dân được làm từ tre, lô ô dần bị thay thế bằng đồ nhựa, vật dụng rẻ và bắt mắt. “Đó là một cuộc xâm lấn thực sự mà những làng nghề mây tre đan như Bao La phải chấp nhận cạnh tranh”, ông Võ Văn Dinh - Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Mây tre đan Bao La nhấn mạnh khi tiếp chuyện chúng tôi.
 
Thị trường Thái Lan, Mỹ, các nước châu Âu là những điểm đến của sản phẩm đan lát Bao La. Ảnh: Nguyễn Đắc Thành.
 
Đồ nhựa tấn công thế giới người tiêu dùng với các sản phẩm đa dạng, bắt mắt mà lại giá rẻ đã khiến nhiều người làm nghề đan lát trong làng bỏ nghề. Và rồi, năm 2007 được xem là cột mốc cho sự trở lại của mây tre đan ở làng nghề này. HTX Bao La ra đời từ những trăn trở của một số người trong vùng, chính đó là nền móng cho việc vực dậy làng nghề ông cha để lại.
 
“Thực ra làng nghề cho đến lúc thành lập HTX cũng chưa hẳn lụi tàn mà nói đúng ra thì còn rải rác một vài hộ làm. Sau này HTX ra đời thì chúng tôi mới vận động người dân cùng tham gia”- ông Dinh nói.
 
 
 
Bên cạnh các vật dụng sinh hoạt hằng ngày thì làng nghề này còn làm ra các sản phẩm trang trí khí bắt mắt, thu hút được người dùng. Ảnh: Nguyễn Đắc Thành.
 
Sự trở lại nào cũng có những thách thức. Những người vực lại làng nghề phải tìm hướng đi mới, khác lạ. Đến giờ này, sau hơn 11 năm, sản phẩm mây tre đan của Bao La đã tìm lại chỗ đứng riêng cho mình. Sự trở lại đó không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà nó còn vươn ra cả thế giới, điều mà khi gầy dựng lại làng nghề ông Dinh và nhiều người khác cũng không ngờ tới.
 
 
 
Nhiều đoàn du khách quốc tế khi đến Huế thường xuyên ghé về đây để tham quan hay cùng trải nghiệm làm nghề với người dân. Ảnh: Nguyễn Đắc Thành.
 
 
Sự thịnh vượng của làng nghề còn mang lại công ăn việc làm cho người dân trong vùng. HTX luôn có từ 100 đến 120 người cùng làm. Ảnh: Nguyễn Đắc Thành.
 
Mây tre đan Bao La bây giờ không hẳn chỉ là sản xuất ra rổ rá, nia, giần, sàng… như trước mà còn có cả những mặt hàng mỹ nghệ, đồ trang trí, nội thất với hơn 500 mẫu mã các loại. “Có thể chính những thứ mới mẻ đó đã giúp làng nghề vươn lên được và đi xa hơn”- ông Dinh bộc bạch.
 
Theo: thegioitiepthi.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

 

Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 12.965.320
Đang truy cập 1.002