Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Số hóa dữ liệu lễ hội
Ngày cập nhật 04/08/2021

Những năm gần đây, dù các hoạt động lễ hội đã dần đi vào nền nếp, song những vấn nạn như thương mại hóa, biến tướng… làm mai một, sai lệch ý nghĩa của lễ hội truyền thống luôn là vấn đề nan giải. 

Với mục đích đưa ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý lễ hội, đề án “Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam”, giai đoạn 2021- 2025, vừa được phê duyệt, kỳ vọng sẽ xây dựng bức tranh toàn cảnh về lễ hội, góp phần tích cực vào việc gìn giữ, phát huy giá trị của lễ hội.
 
Khi kinh tế - xã hội phát triển, tổ chức lễ hội không chỉ là hình thức giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống, mà còn đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch, giúp các đơn vị kinh doanh dịch vụ quảng bá sản phẩm, tiếp xúc và ký kết các hợp đồng thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ. Song, phần vì độ lùi về thời gian, phần do ý muốn chủ quan hòng trục lợi, nhiều lễ hội đã dần rời xa ý nghĩa truyền thống.
 
Làm thế nào để lễ hội không bị hành chính hóa, thương mại hóa, phát huy giá trị văn hóa dân gian truyền thống vẫn luôn là vấn đề lớn đặt ra đối với người quản lý. Theo ông Nguyễn Quốc Huy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VH-TT-DL, mặc dù số lượng nhiều, loại hình đa dạng, nhưng các lễ hội tại Việt Nam hiện nay chưa có một đề án nào ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa nên việc quản lý và khai thác tài liệu vẫn gặp nhiều khó khăn. Đề án này với việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào việc thu thập các thông tin cơ bản, rà soát, đánh giá thực trạng lễ hội được coi là cuộc “kiểm kê lễ hội” có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
 
Theo kế hoạch, đề án được triển khai thực hiện trong 5 năm, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2021 - 2022) với các công việc: điều tra, thống kê các loại hình lễ hội tại Việt Nam; đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin; xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và Cổng thông tin về lễ hội Việt Nam; số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu về lễ hội truyền thống. Giai đoạn 2 (2023 - 2025) sẽ tiến hành số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu về lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài; hoàn thiện phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và Cổng thông tin về lễ hội Việt Nam; đào tạo tập huấn khai thác sử dụng phần mềm; duy trì, vận hành.
 
Việc triển khai ứng dụng công nghệ vào quản lý lễ hội còn được kỳ vọng sẽ phục vụ nhu cầu tra cứu, quảng bá về giá trị văn hóa của lễ hội Việt Nam.
 
MAI AN
 
Theo: sggp.org.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

 

Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 13.044.701
Đang truy cập 14.284