Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Du lịch làng nghề, lợi ích kép về kinh tế
Ngày cập nhật 16/04/2018

Bên cạnh lợi ích về kinh tế, xã hội, du lịch làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo của các làng nghề. Ở Hà Nội, nhiều làng nghề như lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, thêu Quất Động... đã rất thành công với mô hình này

Xưởng thêu của nghệ nhân Hoàng Thị Khương

Du lịch làng nghề được đánh giá là một trong những loại hình du lịch có tiềm năng bởi tính sinh động, đa dạng và phong phú. Hình thức này giúp kinh tế làng nghề phát triển vừa lưu giữ nét truyền thống trong đời sống hiện đại.

Hiện nay, Việt Nam chỉ còn khoảng 65 làng nghề truyền thống còn duy trì hoạt động, làm ra khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau.

Ở Hà Nội, một số làng nghề "bắt nhịp" được với xu thế phát triển mới, theo hướng kết nối giữa truyền thống và hiện tại bằng hình thức du lịch làng nghề như: Làng lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, thêu Quất Động... rất thành công và ngày càng được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến.

Nghệ nhân thêu truyền thần Hoàng Thị Khương.

Làng nghề không chỉ là nơi sản xuất ra các sản phẩm thủ công độc đáo, tinh xảo mà còn là nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật, phong tục tập quán của cộng đồng người Việt. Du lịch làng nghề là cơ hội để quảng bá hình ảnh con người Việt Nam với du khách nước ngoài.

Muốn phát triển du lịch làng nghề thì các sản phẩm thủ công phải tạo được sức hút đối với du khách. Người thợ cần có sự sáng tạo để sản phẩm không bị đơn điệu, rập khuôn mà phải tìm hiểu thị hiếu của khách du lịch.

Ngoài ra, cần xây dựng một môi trường du lịch văn hoá tại làng nghề thông qua việc giáo dục ý thức cho cộng đồng dân cư làng nghề có văn hoá giao tiếp với khách du lịch.

Theo nghệ nhân thêu truyền thần Hoàng Thị Khương, ở làng thêu Quất Động, những bức tranh thêu được lấy ý tưởng từ chất liệu cuộc sống hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

"Để thuận tiện cho phát triển sản xuất và giữ gìn nghề thêu, tôi mở xưởng sản xuất ngay tại nhà, bán tranh do thợ thêu để thúc đẩy việc xuất khẩu tại chỗ.

Tuy nhiên, có những bức tranh dự thi đạt giải thưởng được khách trả giá rất cao nhưng tôi không bán. Vì tôi muốn lưu giữ để mở phòng tranh trưng bày, quảng bá nghề thêu tay truyền thống với du khách trong và ngoài nước", nghệ nhân Hoàng Thị Khương chia sẻ thêm.

Ở làng tranh thêu Quất Động thì tranh thêu của nghệ nhân Hoàng Thị Khương đã để lại dấu ấn trong lòng du khách, đặc biệt có những bức tranh thêu khách nước ngoài trả giá hàng nghìn USD.
 

đặc sản Huế, fesstival huế, du lịch, hue tourism, du lịch Huế, khách sạn Huế, huetourism, festival huế, ẩm thực huế, món ngon, món ăn huế, visithue.vn, smarttourism

Theo: infonet.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 12.954.420
Đang truy cập 13.716