Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Những quy định phòng cháy chữa cháy với khách sạn nhà nghỉ, khu du lịch
Ngày cập nhật 06/12/2019

Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách nằm trong danh mục cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan cảnh sát PCCC về việc bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC trước khi đưa vào sử dụng. Đồng thời cũng thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy được quy định tại phụ lục I của Nghị định 79/2014/NĐ-CP và là cơ sở có nguy hiểm về sự cố cháy nổ. Vì vậy, cần tuân thủ điều kiện tiêu chuẩn trong công tác phòng cháy chữa cháy trước khi đưa vào kinh doanh.

* Quy định phòng cháy chữa cháy với nhà nghỉ khách sạn cao dưới 5 tầng hoặc khối tích dưới 5000m3

Cụ thể, tại khoản 2 điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP như sau: Bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của nhà nghỉ  đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

* Quy định phòng cháy chữa cháy với nhà nghỉ, khách sạn có chiều cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m3trở lên nhưng không quá 9 tầng hoặc 25m.

Cụ thể, tại khoản 1 điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP như sau:

- Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

  1. Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của nhà nghỉ.
  2. Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong nhà nghỉ.
  3. Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  4. Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện kinh doanh nhà nghỉ.
  5. Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy của nhà nghỉ, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
  6. Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
  7. Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của nhà nghỉ bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  8. Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
  9. Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

(Ảnh sưu tầm)

* Quy định phòng cháy chữa cháy với nhà nghỉ khách sạn cao trên 9 tầng hoặc từ 25m trở lên

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này còn phải bảo đảm các điều kiện sau:

– Kết cấu xây dựng của nhà phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của nhà theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

– Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu dễ cháy

* Những điều cần lưu ý về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch:

Hiện nay một số khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch vẫn là nơi có nhiều tiềm ẩn nguy cơ cháy, trong đó nổi lên một số vấn đề sau:

–Xây dựng không đảm bảo yêu cầu về PCCC, không có lối thoát nạn an toàn khi xảy ra cháy, không đảm bảo yêu cầu khoảng cách an toàn chống cháy lan; Hệ thống PCCC, các thiết bị trong hệ thống báo cháy, đường cho xe chữa cháy tiếp cận khi xảy ra cháy tại các khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch còn nhiều bất cập.

– Một số khu du lịch sinh thái được xây dựng bằng các vật liệu dễ cháy: tranh, tre, gỗ, lá… Nguồn nhiên liệu chính cho các nhà hàng dùng để đun nấu là khí gas; Hệ thống đèn điện chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn lối thoát hiểm không có, hoặc có nhưng không được duy tu, bảo dưỡng nên khi xảy ra sự cố đều không hiệu quả.

- Nhiều khách sạn, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng có quy mô lớn nhưng ở cách xa Cảnh sát PCCC, trong  khi đó lực lượng phương tiện chữa cháy tại chỗ chưa được đầu tư đúng mức.

- Chủ đầu tư chưa đầu tư đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, nhất là việc thực hiện các biện pháp để quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn điện, các chất dễ cháy. Các sự cố cháy nổ thường để lại hậu quả lớn do lực lượng ứng cứu tại chỗ hoạt động kém hiệu quả, không được tập huấn thường xuyên về PCCC hoặc thậm chí không có kiến thức về PCCC.

(Ảnh sưu tầm)

* Để đảm bảo an toàn PCCC tại các khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch, …, chủ cơ sở cần tổ chức thực hiện triệt để các vấn đề:

– Đối với công trình xây dựng mới hoặc cải tạo trước khi thi công phải trình thẩm duyệt thiết kế về PCCC, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn PCCC; lắp đặt cải tạo, nâng cấp hệ thống PCCC, hệ thống điện theo đúng quy định về an toàn PCCC, lắp đặt các hệ thống điện riêng biệt để chỉ dẫn lối thoát nạn, chiếu sáng sự cố, chiếu sáng bảo vệ, hệ thống điện luôn đảm bảo để phục vụ các thiết bị PCCC; Khi tiến hành xây dựng nên chọn các vật liệu không cháy. Nếu như sử dụng các vật liệu dễ cháy để xây dựng thì nên có biện pháp để tăng mức chịu lửa như: Dùng sơn chống cháy, hoá chất chống cháy…

– Hệ thống lối thoát hiểm phải bố trí theo đúng tiêu chuẩn của Nhà nước quy định, đặc biệt là đối với khách  sạn, nhà nghỉ cao tầng và có tầng hầm….

– Ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội qui PCCC, gắn nội quy phòng cháy chữa cháy – tiêu lệnh chữa cháy – tấm cấm lửa – tấm cấm thuốc tại những nơi trọng yếu; Tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC theo định kỳ, khắc phục những thiếu sót & xử lý các trường hợp vi phạm nội quy PCCC.

- Đầu tư kinh phí cho công tác PCCC để trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ, phương tiện cứu hộ, thoát nạn khi xảy ra cháy, đặc biệt chú ý đến nguồn nước tại chỗ phục vụ chữa cháy cho khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch, duy trì các hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở và các lực lượng PCCC khác.

– Thành lập đội PCCC cơ sở đã qua đào tạo về công tác phòng chống cháy nổ, tổ chức thường trực chữa cháy trong ngày, nhất là vào ban đêm và các dịp lễ tết. Mở lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng cơ sở để có đủ kiến thức thực hiện nhiệm vụ PCCC tại chỗ.

- Các cơ sở phải xây dựng các phương án chữa cháy giả định nhiều tình huống có thể xảy ra cháy khác nhau và thường xuyên tổ chức thực tập để xử lý các tình huống nhằm chủ động bố trí lực lượng phương tiện và có chiến thuật thích hợp để nếu xảy ra cháy thì dập tắt tại chỗ, kịp thời, có hiệu quả.

- Một biện pháp rất quan trọng nữa để giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra là lực lượng Cảnh sát PCCC phải tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác PCCC tại các khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch.

Ngô Thị Anh Thư
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 12.954.420
Đang truy cập 25.834