Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

 

Du lịch Huế Tết Mậu Tuất 2018 đi đâu? Chơi gì?
Ngày cập nhật 02/02/2018

Huế là một trong những điểm đến hấp dẫn nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018. Thời tiết Huế những ngày mùa xuân vô cùng dễ chịu, rất thích hợp cho bạn tham quan, nghỉ dưỡng cùng gia đình,bạn bè. 

Nơi đây, nổi tiếng là thành phố gắn với nhiều di sản văn hóa thế giới, nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, con người thân thiện, dễ mến và là thành phố được cộng đồng các nước ASEAN công nhận “ Thành phố du lịch sạch ASEAN”, Huế là một trong những điểm đến hấp dẫn nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018. Thời tiết Huế những ngày mùa xuân vô cùng dễ chịu, rất thích hợp cho bạn tham quan, nghỉ dưỡng cùng gia đình,bạn bè. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý một số địa điểm để các bạn có thể tham khảo cho chuyến nghĩ tết của mình.

1. Đại Nội (Hoàng cung) Huế

Nhắc đến Huế, không thể không nhắc đến Đại Nội kinh thành Huế. Một quần thể kiến trúc cung đình vàng son một thời. Là điểm tham quan du lịch mà du khách không thể bỏ qua, với những công trình như  cổng Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, cung Diên Thọ,…).

Hiện nay, Đại Nội đã có thêm hoạt động mở cửa về đêm với nhiều hoạt động tái hiện lại cảnh sinh hoạt của hoàng cung thời nhà Nguyễn. Các công trình di tích về đêm thật lung linh, huyền ảo, hiện lên trong những bức ảnh chụp sẽ khiến bạn phải nhớ mãi. Một điều đặc biệt nữa, vào âm lịch hàng năm, Đại Nội cùng các khu lăng tẩm của triều Nguyễn sẽ được mở cổng miễn vé cho du khách Việt Nam và người dân địa phương (từ 07h00 đến 17h00) vào tham quan.

2. Chùa Thiên Mụ

Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, trên một đỉnh đồi mỗi khi nhắc đến Huế ai cũng sẽ nghĩ đến Huế đó là Chùa Thiên Mụ. Đây là ngôi chùa được xây dựng vào năm 1601 từ thời chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ thuận hóa, nhân dịp đi du ngoạn các nơi núi non sông biển, khi đặt chân đến nơi đây thấy giữa chốn đồng bằng đột khởi một gò đồi cao dáng tựa như chiếc đầu rồng đang ngoái nhìn lại. Ông tìm và hỏi người dân ở đây, người dân ở đây kể lại trong đêm trông thấy một bà già đầu tóc bạc phơ, mặc áo đỏ quần xanh ngồi chơi ở đỉnh gò mà nói: Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Nói xong người đàn bà đó biến mất. Từ đó dân chúng gọi tên núi ấy là Thiên mụ sơn (núi bà trời).

nguồn ảnh: Divui.com

Nguyễn Hoàng nghe nói cả mừng, tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng, vào năm đó ông cho dựng ngôi chùa này. Cùng với kiến trúc xinh đẹp và cổ kính, những câu chuyện tâm linh huyền bí được về ngôi chùa càng thu hút sự tò mò của khách du lịch.

3. Cầu Ngói Thanh Toàn

Vào thế kỷ 16, trong số những di dân từ Thanh Hóa theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa, có 12 vị tộc trưởng đã dừng chân lập nghiệp ở đây tạo nên 12 họ khai canh của làng Thanh Toàn. Cầu được ghi nhận xây vào năm 1776, do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo đã cúng tiền cho làng xây dựng, để dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân lỡ bước.

Đây là cây cầu cổ xưa, với nét kiến trúc độc đáo – là một chiếc cầu vòm bằng gỗ, mái bằng ngói, bắc qua con mương, nằm ở địa phận làng Thanh Thủy Chánh, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 6 km về phía Đông. Trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử cây cầu vẫn còn lưu giữ được những nét kiến trúc đặc trưng một thời. Trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển trong một vùng đất với nhiều biến cố về thiên tai, nhưng cây cầu vẫn còn nguyên vẹn của buổi đầu, với hình ảnh con thuyền, bụi tre và cây cầu tạo cảm giác thanh bình, yên ả của miền quê Việt Nam. Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao trong kho tàng kiến trúc cầu cổ ở Việt Nam.

4. Nhà vườn Huế

Bên cạnh những kiến trúc thành quách, cung đình, lăng tẩm… của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, Huế còn có một di sản kiến trúc khác, mà các công trình này gắn liền với cộng sống của các ông hoàng, bá chúa, vị quan lại thời xưa, đó là nhà vườn – một dấu ấn đậm nét vừa mang nét tinh hoa quý tộc, lại vừa có màu sắc dân gian truyền thống mà không nơi nào có được. Những vùng đất có những nhà vườn đẹp của Huế như: Long Hồ, Ngọc Hồ, Hương Long, Kim Long, Nguyệt Biều, Lương Quán, Dương Xuân, Vỹ Dạ, Bao Vinh… được xây dựng hai bên bờ sông Hương, nổi tiếng nhất là các nhà vườn  An Hiên, Ngọc Sơn Công Chúa Từ, Lạc Tịnh Viên…

5. Khu Nghỉ Dưỡng Suối Khoáng Nóng Alba Thanh Tân

Nép mình dưới chân dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Alba Thanh Tân, cách trung tâm thành phố Huế 30km về phía tây bắc, nằm trong khu rừng rộng 50ha. Tại đây, với nguồn nước khoáng nóng tự nhiên ẩn sâu trong lòng đất là linh hồn của Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Alba Thanh Tân. Nguồn nước hoàn toàn tinh khiết, vô trùng ở nhiệt độ lý tưởng là suối nguồn tạo ra những giây phút thảnh thơi thư giãn, nâng cao sức khỏe cho du khách nơi đây.

Ngoài ra, khi du khách đến đây, nếu là những người năng động, yêu thích hoạt động thể thao ngoài trời thì có thể trải nghiệm các trò chơi mạo hiểm như: hệ thống thăng bằng trên dây cáp (Highwire) và đu dây mạo hiểm tự do Zipline,  hoặc nghỉ dưỡng tại hệ thống bungalow và khu khách sạn đầy đủ các dịch vụ đạt đẳng cấp quốc tế.

6. Phố đêm Huế

Phố đêm Huế chính thức đi vào hoạt động ngày 29/9/2017 các tuyến đường Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu mới chính thức trở thành khu phố đi bộ về đêm trong 3 ngày cuối tuần. Từ khi phố đi bộ chính thức đi vào hoạt động, các dịch vụ ẩm thực, giải trí, giới thiệu sản phẩm lưu niệm Huế được bài trí khá đẹp và lạ mắt ở khu phố này, thu hút được nhiều du khách và các bạn trẻ ở Huế đến trải nghiệm. ..

Từ các quán Bar sôi động đến các nhà hàng, của hàng tạp hóa, shop thời trang và những món ăn dân dã nơi vỉa hè để phục vụ du khách. Phố đi bộ đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều bạn trẻ và du khách nước ngoài  khi đến Huế.

7. Biểu diễn Áo dài Huế

“Huế Áo dài Show - Tự hào truyền thống Việt” là chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

Ao dai show là một show diễn với chủ đề đặc trưng, xuyên suốt của chương trình. Miêu tả một cách chân thật về hình ảnh văn hóa Việt Nam nói chung và của vùng Huế nói riêng từ xưa đến nay. Chương trình là sự kết nối cung đình đến dân gian, giao thoa Văn hóa, nghệ thuật và cả thời trang  giữa cổ điển và hiện đại với các tiết mục trình diễn:

Tiết mục Âm Sắc Hoàng Cung sẽ đem đến cho du khách vẻ đẹp lộng lẫy, hoành tráng của cung Vua phủ Chúa trong trang phục triều đình dưới thời nhà Nguyễn.

Hòa lẫn trong chương trình là các tiết mục: Chầu Văn Múa Chén,Võ Thuật Cổ Truyền, Vũ Phiến Dâng  Rượu, Hoạt Cảnh Chợ Xưa, giới thiệu về lịch sử 100 năm văn hóa áo dài Việt Nam cũng như các nghi lễ Văn hóa truyền thống của nước Việt.

Điểm nhấn của chương trình Ao dai show là tiết mục trình diễn Áo dài –  quốc phục Việt Nam. Áo dài mang hơi thở văn hóa qua từng thời đại. Áo dài… trang nhã, thướt tha và quý phái biểu tượng vẻ đẹp của người Việt. Áo dài với những mẫu thiết kế đầy sáng tạo và tinh túy từ họa tiết đến kiểu dáng, tạo nên sự tuyệt mỹ và hoành tráng cho chương trình Aodaishow.

Chương trình Ao dai show do Côngty CP VKSTAR tổ chức hằng ngày vào lúc 17h30 và 20h00 tại 49 Lê Lợi, thành phố Huế. Ao dai show giới thiệu đến du khách về vẻ đẹp của tà áo dài truyền thống Việt Nam. Chương trình nhằm tạo thêm điểm nhấn và dịch vụ mới cho ngành du lịch Huế.

Nguyễn Hưng
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 12.958.061
Đang truy cập 32.853