Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Hiện đại hóa nền hành chính
Ngày cập nhật 15/09/2020

Những năm gần đây, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hiện đại hóa nền hành chính, đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), xem đây là nền tảng cơ bản để phát triển chính quyền điện tử (CQĐT).

 
Ứng dụng CNTT tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh
 
Thay đổi từ cuộc họp không giấy 
 
Đầu năm 2020, Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh triển khai áp dụng “phòng họp không giấy - eCabinet”.
 
Với eCabinet, trước các cuộc họp của UBND tỉnh nội dung chương trình và các tài liệu số của cuộc họp được chuẩn bị, xem xét, phê duyệt và được chuyển đến các đại biểu nghiên cứu trước. Các câu hỏi, ý kiến của đại biểu sẽ được tổng hợp để thảo luận trong cuộc họp, qua đó góp phần nâng cao chất lượng thảo luận và rút ngắn thời gian cuộc họp. Đây là phương thức làm việc mới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của UBND tỉnh.
 
Tại Văn phòng UBND tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức tiên phong thực hiện tất cả các hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh, của lãnh đạo Văn phòng và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ được quản lý bằng các phần mềm ứng dụng. 100% công việc được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng theo quy trình khép kín từ khâu tiếp nhận, xử lý, trình xin ý kiến, ký và phát hành văn bản. Đáng chú ý là việc sử dụng chữ ký điện tử để giảm tỷ lệ phát hành văn bản giấy.
 
Để có được mô hình ứng dụng CNTT mang tính toàn diện này, Văn phòng UBND tỉnh đã trải qua một quá trình dài từ đổi mới tư duy, nhận thức đến phương thức điều hành, quản lý công việc. Quá trình này tương ứng với từng giai đoạn cụ thể, trước hết là hình thành và nâng cao nhận thức "Tin học hoá phải gắn liền với CCHC và chuẩn hoá các quy trình giải quyết công việc".
 
Chánh Văn phòng UBND tỉnh Trần Thị Hoài Trâm cho biết, xây dựng nhận thức tin học hoá không có nghĩa là cán bộ tin học sẽ làm thay cho cán bộ hành chính và lãnh đạo cơ quan không chỉ là chủ thể kiểm tra, giám sát mà phải là đối tượng thực hiện tin học hóa, tạo thói quen sử dụng máy tính. Ứng dụng các phần mềm phải được xem như là một cuộc cách mạng thật sự trong đổi mới phong cách hành chính. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính là những người đi đầu trong ứng dụng CNTT vào xử lý công việc. Nếu lãnh đạo làm được, nhất định cấp dưới phải làm được và làm nghiêm túc, hiệu quả.
 
Những công việc thuộc thẩm quyền của lãnh đạo Văn phòng, trưởng các phòng, của mỗi cá nhân đều được chuẩn hóa bằng các quy trình nghiệp vụ theo hướng áp dụng các chuẩn mực của hệ thống quản lý chất lượng ISO; đảm bảo mỗi công việc có 3 chế tài: người thực hiện, thời gian thực hiện và sản phẩm.
 
Giữ vững vị trí số 1 toàn quốc
 
Đến nay, việc tổ chức triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến dùng chung của tỉnh có sự tham gia của 100% cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã; 100% bộ phận một cửa của các cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đã đưa vào sử dụng hệ thống xử lý một cửa tập trung; 100% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng; 100% hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng; 100% cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3,4 và thực hiện “Một cửa liên thông” trên môi trường mạng...
 
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong toàn tỉnh thời gian qua là nhiệm vụ quan trọng để phát triển CQĐT, không chỉ giúp cho công việc được vận hành tốt hơn mà còn góp phần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn; tạo sự công bằng, minh bạch và hiệu quả trong công việc, là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Thông qua đây, UBND tỉnh muốn tạo dựng môi trường đầu tư cạnh tranh, đơn giản hóa TTHC thông qua ứng dụng CNTT, hướng tới môi trường "Làm việc không giấy tờ; họp hành không gặp mặt; giải quyết TTHC không tiếp xúc; thanh toán không dùng tiền mặt".
 
Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục hoàn thiện hạ tầng dùng chung và đảm bảo an toàn thông tin phục vụ xây dựng phát triển CQĐT và Đô thị thông minh; triển khai hệ thống hạ tầng mạng công cộng (Wifi công cộng) phục vụ người dân, doanh nghiệp kết nối thông tin trên môi trường Internet. Tích hợp các dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp toàn bộ trong 3 hệ thống: Cổng dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cổng thông tin tương tác. Đồng thời, rà soát, điều chỉnh kiến trúc CQĐT phù hợp với Chính phủ điện tử. Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển công nghiệp CNTT của tỉnh. Tập trung triển khai hạ tầng và các dịch vụ Đô thị thông minh tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh và xây dựng Hệ sinh thái trên 5 lĩnh vực: Giáo dục, y tế, du lịch, giao thông, môi trường.
 
Theo báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, năm 2020, Thừa Thiên Huế là địa phương dẫn đầu cả nước về ứng dụng CNTT. Trong đó, nhiều chỉ số thành phần nằm trong TOP đầu, như: cung cấp dịch vụ công trực tuyến (xếp thứ 1/63); ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan (3/63); cơ chế, chính sách và quy định cho ứng dụng CNTT (9/63); trang/cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố (1/63).
 
Bài, ảnh: Thái Bình
 
Theo: baothuathienhue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 12.954.420
Đang truy cập 29.110