Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

 

Nhiều chiến lược để “kích hoạt” phát triển ngành du lịch
Ngày cập nhật 31/07/2017

Việt Nam có  nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch, đặc biệt là phong cảnh thiên nhiên đẹp, ẩm thực phong phú, bề dày lịch sử văn hoá đặc sắc. Luật Du lịch 2017 vừa được Quốc hội thông qua đang tạo nhiều hiệu ứng tích cực với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Nghị quyết 08 về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn thực sự là động lực song cũng là thách thức đối với ngành du lịch trong việc tạo đột phá cũng như sức cạnh tranh cho du lịch Việt Nam.

Bộ Chính trị đã đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ để phát triển du lịch. Trong đó, chủ trương ban hành cơ chế, chính sách huy động tối đa nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển du lịch theo định hướng cơ cấu lại ngành du lịch; tăng cường hợp tác công – tư để huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển du lịch; nhà nước ưu tiên bố trí vốn cho công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá xúc tiến. Bộ Chính trị cũng chủ trương tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch, có chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Đồng thời, nâng cao vai trò của cộng đồng, xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với du khách.

Trong Nghị quyết, Bộ Chính trị chủ trương tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch, có chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Đồng thời nâng cao vai trò của cộng đồng, xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với du khách.

Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành kỳ vọng, việc lần đầu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về phát triển du lịch sẽ tạo cú hích lớn cho lĩnh vực này, đồng thời là kim chỉ nam giải quyết được một loạt vấn đề tồn tại khiến du lịch Việt Nam chưa thể bứt phá trong thời gian qua.

Một trong những giải pháp mà Nghị quyết đề cập là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành trong hoạt động du lịch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu ở địa phương trong tổ chức, quản lý hoạt động du lịch, đồng thời xử lý dứt điểm các tệ nạn đeo bám, ép khách, cướp giật.

Do vậy, để ngành du lịch nước nhà thực sự phát triển, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư phát triển hạ tầng, dịch vụ du lịch. Tăng cường chức năng tư vấn đầu tư du lịch để hỗ trợ DN, nhà đầu tư thực hiện quy trình, thủ tục (cải cách thủ tục hành chính, đất đai, chính sách về thuế, vốn vay ưu đãi…) tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch.

Tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho phát triển du lịch, theo hướng ưu tiên tập trung vốn để phát triển cơ sở hạ tầng đối với các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia. Về phía các DN nhìn ra hạn chế không phải để bi quan, đổ lỗi mà để mỗi DN phải biết tìm ra sức mạnh riêng, kết hợp với sức mạnh chung để cùng nhau tạo ra cơ hội, vì mục tiêu chung là phát triển ngành du lịch nước nhà.

Thùy Duyên

đặc sản Huế, fesstival huế, du lịch, hue tourism, du lịch Huế, khách sạn Huế, huetourism, festival huế, ẩm thực huế, món ngon, món ăn huế

Theo: thuonggiathitruong.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 13.211.275
Đang truy cập 8.542