Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

 

Bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch: Hướng đi bền vững
Ngày cập nhật 19/06/2019

 Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã ra đời và đi vào đời sống xã hội được 5 năm.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các địa phương đã triển khai nhiều nhiệm vụ nhằm thực hiện Nghị quyết, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa trên khắp đất nước. Trong đó, việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội thông qua mô hình du lịch cộng đồng đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số.
 
Các nghiên cứu về văn hóa, phát triển bền vững trong nước và thế giới những năm qua đã cho thấy: Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa. 
 
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phải gắn kết giữa hai nhiệm vụ là phát triển kinh tế phải song song với phát triển văn hóa, để văn hóa làm giàu cho người dân…
 
Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nhận định: Việt Nam có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. Đây chính là điều kiện, cơ sở quan trọng để phát triển du lịch cộng đồng - loại hình du lịch dựa vào tài nguyên của cộng đồng, do cộng đồng làm chủ, tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm vì lợi ích của cộng đồng. 
 
Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản phải gắn với phát triển du lịch mới là hướng đi bền vững, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
 
Huyện Mai Châu là địa phương đầu tiên phát triển du lịch cộng đồng từ những năm 1990. Đến nay, huyện đã có 7 điểm hoạt động và phát triển du lịch cộng đồng điển hình. 
 
Từ mô hình của Mai Châu, nhiều địa phương khác cũng học tập, khai thác các giá trị đặc trưng của đồng bào các dân tộc để phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
 
Tiến sỹ Trần Hữu Sơn (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam) qua thời gian nghiên cứu cũng cho rằng, sau gần 20 năm phát triển, du lịch cộng đồng được xây dựng thành công ở các vùng người Thái, Tày, Dao, Hmông tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái… đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn sinh kế mới cho người dân vùng cao.
 
Các điểm du lịch cộng đồng như bản Lác, bản Văn (huyện Mai Châu, Hòa Bình), bản Áng (huyện Mộc Châu, Sơn La), bản Mển, Phiêng Lơi (Điện Biên)… đã trở thành điểm đến quen thuộc của các hãng lữ hành và tour du lịch vùng cao Tây Bắc.
 
Theo Tiến sỹ Trần Hữu Sơn (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam), xây dựng các điểm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa thực sự vẫn còn là công việc mới mẻ với người dân. Đây là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi sự vào cuộc của 4 “nhà”. Đó là người dân, doanh nghiệp, nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước.
 
Hiện Tổng cục Du lịch đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương biên giới phát triển du lịch kết hợp với bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số.
 
Theo dự thảo, quyết định này sẽ quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch kết hợp bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số đối với các xã biên giới thuộc các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
 
Các cơ chế, chính sách hỗ trợ đề xuất tập trung vào hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; hỗ trợ bảo tồn văn hóa phục vụ phát triển du lịch; đào tạo năng lực cho người dân tộc thiểu số phát triển du lịch; hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch; kết nối thu hút khách du lịch và xúc tiến, quảng bá du lịch.
Thanh Giang
Theo: cand.com.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 12.963.806
Đang truy cập 413