Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

 

Không có cung Đan Dương của vua Quang Trung?
Ngày cập nhật 21/10/2019

Đan Dương là danh từ chung chỉ lăng tẩm vua chúa, hàm ý chỉ cõi thượng tiên, cảnh giới siêu thoát chứ không phải là tên lăng của vua Quang Trung.

Sáng 17/10, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Khoa học Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn.
 
Nội dung Hội thảo tập trung vào các nguyên cứu, công bố mới về Phú Xuân, trong đó có 15 công bố về Phú Xuân thời chúa Nguyễn, từ dinh phủ, đô thành, vai trò chính trị, kinh tế, văn hóa đến một số nhân vật liên quan đến Phú Xuân vừa được phát hiện, xác minh và công bố lần đầu tiên.
 
Hình ảnh công tác thăm dò khảo cổ học gò Dương Xuân (nơi được cho có cung điện Đan Dương)
 
Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích tính đắc địa cũng như hạn chế của vùng đất Phú Xuân trong việc các chúa Nguyễn và Tây Sơn chọn làm thủ phủ, kinh đô; Cung cấp thêm tư liệu mới về đánh giá đúng đắn, khách quan về vai trò Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn trong quá trình mở cõi, xác lập, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo, chống ngoại xâm, thống nhất đất được.
 
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng tập trung thảo luận về diện mạo Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn cùng các giá trị văn hóa phi vật thể mang tính đặc trưng của Phú Xuân cần được bảo tồn và phát huy giá trị.
 
Một trong những báo cáo tại hội thảo gây chú ý bởi đã đặt ra câu hỏi có hay không cung điện Đan Dương và Đan Lăng của vua Quang Trung ở gần chùa Thiền Lâm (trước đó Hội Khoa học lịch sử VN và Viện Khảo cổ đã tiến hành thăm dò khảo cổ học).
 
Liên quan vấn đề này, tác giả Võ Vinh Quang đã có bài Đan Dương không thể là tên lăng của Hoàng đế Quang Trung, lý giải Đan Dương là danh từ chung chỉ lăng tẩm vua chúa, hàm ý chỉ cõi thượng tiên, cảnh giới siêu thoát chứ không phải là tên lăng của vua Quang Trung...
 
"Phú Xuân là chiếc cầu nối nhịp sống bắc - nam đất nước, của quá khứ và hiện tại, của trí tuệ uyên bác cung đình và văn hóa dân gian, của thủ phủ Đàng Trong đến kinh đô cả nước, của văn hóa dân tộc đến văn minh nhân loại. Không có Phú Xuân thời chúa Nguyễn, sẽ không thể có lãnh thổ nước ta như hôm nay, từ Thuận Hóa các chúa Nguyễn có cơ sở, tiềm lực đủ mạnh để hoàn thành công cuộc Nam tiến", hai tác giả Thái Quang Trung và Lê Thị Hoài Thanh khẳng định.
 
Đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố về Đàng Trong và Tây Sơn có liên quan đến Phú Xuân, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công bố nào về trung tâm chính trị Phú Xuân mang tính xuyên suốt từ lúc ra đời năm 1687, thời chúa Nguyễn đến lúc kết thúc vai trò chính trị của nó vào cuối thời Tây Sơn vào năm 1801. Phú Xuân sau năm 1801 đã chuyển giao vai trò lịch sử cho Huế, kinh đô cuối cùng của nước VN.
 
"Khi nhìn lại 5 di sản văn hóa thế giới được tôn vinh đều thuộc về di sản triều Nguyễn, rõ ràng công tác bảo tồn và tôn vinh của Huế chưa thật công bằng, trong đó có trách nhiệm của giới sử học. Hội thảo khoa học Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn nhằm góp phần cho sự công bằng lịch sử và định hướng bảo tồn toàn diện và khách quan cho các giá trị văn hóa Huế", PGS.TS Đỗ Bang nhấn mạnh.
 
Phụng Linh
 
Theo: baodatviet.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 12.954.420
Đang truy cập 29.248