Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

 

TỤC LỆ VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN
Ngày cập nhật 10/02/2021
Ký sự: “Những tục lệ về Tết Nguyên đán”
(Đăng trên Việt Nam Thông Tấn xã, số 8333, phát hành vào thứ sáu, ngày 18/01/1974)
 
Phần 2:
...
Tục bán Kiến
Những rác trong nhà 3 ngày đầu năm được dồn lại rồi đến sáng sớm ngày mồng bốn Tết người ta bèn hốt rác rưởi đó đi đổ vào các ngã ba đường gọi là bán Kiến.
Tục đổ rác này người ta quan niệm rằng sẽ tạo cho quanh năm được sạch sẽ, làm ăn gặp hên, cả gia đình được thoải mái hơn.
 
Thú chơi kiểng
Vào dịp đầu xuân, khắp nơi trên đất nước đâu đâu cũng có cao trào chơi kiểng thưởng thức hoa xuân mỗi lần Tết đến, người Việt chúng ta khắp mọi nơi ai ai cũng cố gắng tạo trong nhà vài áng kiểng, vài áng hoa thọ, hoa lan, cúc... hoặc cành mai, một cành trúc.
Thú chơi kiểng người ta thường thích những áng kiểng xưa, cổ thụ và phong trào chơi kiểng vào dịp tân niên đa số là các cụ già ưa thích nhất.
Để khai thác vào sở trường trên, những nhà chuyên môn đã lo trồng kiểng, tạo hoa nhân dịp mùa xuân đến để cung cấp ra thị trường cho khách hàng. Hiện nay hoa Đà Lạt nổi tiếng toàn quốc về sắc thắm và số lượng.
Gần đây với sự tiến bộ của kỹ nghệ tại Thủ đô Sài Gòn người ta đã biến chế ra các loại hoa nylon rất tinh xảo và đã được giới tiêu thụ chiếu cố nồng nhiệt.
 
Tục lì xì cho trẻ
Hằng năm trẻ con thường mong cho đến Tết, nhất là trẻ con ở vùng thôn quê vì mỗi độ Xuân về dù nhà nghèo cho mấy đi nữa cũng cố may sắm cho con cháu họ những bộ quần áo mới, nhất là những ngày nguyên đán bà con thân thuộc đến thăm gia đình thường “lì xì” cho trẻ bằng những đồng bạc mới tinh.
Tục “lì xì” đã có từ ngàn xưa đến ngày nay vẫn còn. “Lì xì” vừa tạo cho trẻ con hớn hở và tăng thêm sự thắm thiết của sự liên hệ giữa gia chủ và bạn bè, bà con.
Người “lì xì” thường bỏ tiền trong những phòng bì giấy đỏ, phong bì này bằng 1/3 phong thư thường, trên bì có hình hoa xuân, ông Thọ, trẻ nhỏ reo cười... pháo tết...
 
Lễ hạ cây nêu
Vào dịp Tết Nguyên đãn ở nhiều nơi còn tục lệ dựng nêu và hạ nêu, người ta thường dùng một cây tre, có sum sê và dựng ở trước nhà vào chiều ba mươi tết nhân lễ cũng rước ông bà và đén ngày mồng bảy tết người ta lại bày mâm cỗ thịnh soạn để cúng ngoài sân và hạ cây nêu.
Theo tục lệ cổ truyền, ý nghĩa dựng cây nêu là để ngăn ngừa ma quỉ khỏi quấy rầy trong dịp Tết, ngoai ra tục lệ này cũng còn có ảnh hưởng đến việc an lành của toàn gia trong một năm.
Nói tóm lại, mỗi lần Tết đến là một dịp để cho con cháu tưởng nhớ đến ông bà, họ hàng thân tộc sum họp, người người siết chặt mối tình giao hữu thân thiết với nhau.” (1)
Trải qua bao nhiêu năm, những phong tục cổ truyền của người Việt đã được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận ngày nay trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết như một lời chúc cho một năm mới may mắn, bình an.
 
(1) Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Phông Phủ Tổng thống Đệ Nhị Cộng hòa, Hồ sơ 16867, Hồ sơ về việc tổ chức Tết Nguyên đán Kỷ Hợi ngày 08/02/1959. Tập 6: Bản tin của Việt Tấn xã về Tết Nguyên đán.
Theo: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 12.954.420
Đang truy cập 27.292