Tìm kiếm tin tức
Tiếp nhận viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức dự án “Phát huy giá trị văn hóa và du lịch bền vững tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”
Ngày cập nhật 25/11/2020

Ngày 16/11/2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 2910/QĐ-UBND về việc tiếp nhận tiếp nhận viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức dự án “Phát huy giá trị văn hóa và du lịch bền vững tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai” do ông ông Christopher Philip Harold Thomas (quốc tịch Úc) tài trợ với tổng vốn dự án là 33.339 AUD (Ba mươi ba nghìn ba trăm ba mươi chín Đô la Úc), tương đương 562.600.000 VNĐ (Năm trăm sáu mươi hai triệu sáu trăm nghìn tám trăm năm mươi đồng chẵn).

 

Đầm phá Tam Giang có nguồn lợi thủy sản phong phú. Ảnh: Nguyễn Phong

Dự án “Phát huy giá trị văn hóa và du lịch bền vững tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai” với mục mục đích thúc đẩy phát triển du lịch bền vững thông qua tập huấn cho phụ nữ địa phương cách ghi chép, nghiên cứu, lưu giữ những câu chuyện, truyền thuyết, bài thơ, kiến thức lịch sử lưu truyền trong cộng đồng sinh sống tại đầm phá, qua đó góp phần gìn giữ, quảng bá giá trị văn hóa địa phương tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến với du khách trong và ngoài nước. Địa bàn thực hiện dự án gồm: Xóm Sáo, xã Điền Hải, huyện Phong Điền; Thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền; Làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà; Làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang; Thôn Hòa An, xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc. Đây là dự án rất cần thiết và ý nghĩa đối với các địa phương hiện đang khai thác mô hình du lịch sinh thái cộng đồng tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai hiện nay (Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc).

Thời gian thực hiện dự án: Từ tháng 12/2020 đến 31/8/2021 với các hoạt động chính:

- Hoạt động 1: Tập huấn cho phụ nữ địa phương cách gìn giữ và quảng bá truyền thống văn hóa vùng đầm phá, qua đó, nâng cao kiến thức và kỹ năng của họ trong đời sống, công việc.

- Hoạt động 2: Tổ chức thực địa tại 05 địa phương để nghiên cứu, ghi chép về văn hóa, lịch sử của cộng đồng sinh sống tại đầm phá.

- Hoạt động 3: Xuất bản 200 ấn bản sách in và điện tử 100 trang, 1000 tập Brochure và điện tử, về tổng hợp các thông tin về văn hóa, lịch sử về vùng đầm phá.

- Hoạt động 4: Tổ chức buổi phát hành ấn phẩm và phân phát các ẩn phẩm cho cộng đồng sinh sống tại đầm phá, chính quyền địa phương và các tổ chức du lịch.

 

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Ngọc Phương Thảo
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 13.065.402
Đang truy cập 5.815