Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hướng dẫn xây dựng Phương án sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19
Ngày cập nhật 20/12/2021

Ngày 15/12/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 198/QĐ-BCĐ Hướng dẫn xây dựng Phương án sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa của cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hướng dẫn này sẽ thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chủ động phòng, chống dịch COVID-19 và có phương án đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứng với các cấp độ dịch. Đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch quyết liệt, hiệu quả, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả; thực hiện sản xuất gắn liền với an toàn phòng chống gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. 
Các cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng Phương án sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo mẫu hướng dẫn tại Công văn số 5522/BYT-MT ngày 12/7/2021 của Bộ Y tế về mẫu phương án phòng, chống dịch khi có ca bệnh COVID-19 cho cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với các cấp độ dịch (mẫu chi tiết tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo); đồng thời, đảm bảo các điều kiện sau:
 
1. Điều kiện an toàn
1.1. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh 
a) Thường xuyên đánh giá nguy cơ lây nhiễm: theo Bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kèm theo Quyết định số 91/QĐ-BCĐ ngày 14/6/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh; Bảng đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại cửa hàng xăng dầu ban hành kèm theo Quyết định 185/QĐ-BCĐ ngày 28/9/2020 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; Bảng đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại/siêu thị, chợ, nhà hàng ban hành kèm theo Quyết định 5619/QĐ-BCĐ ngày 07/12/2021 của Bộ Y tế...
b) Không sử dụng lao động đang thực hiện cách ly, giám sát y tế.
c) Khu vực bố trí nơi ở tập trung (nếu có) cho người lao động phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Mục VI Quyết định 2002/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Bảo đảm phương án vận chuyển người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Mục V Quyết định 2002/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh và đảm bảo rút ngắn tối đa quãng đường, tối thiểu cung đường vận chuyển người lao động với phương châm 01 cung đường vận chuyển giữa nơi ở và nơi làm việc.
đ) Tiến hành xét nghiệm COVID-19 định kỳ cho người lao động theo hướng dẫn tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và hướng dẫn của cơ quan chức năng;
e) Tuân thủ các quy định, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
g) Ứng dụng công nghệ, giải pháp phòng, chống COVID-19 trong tình hình mới để kiểm soát người lao động; yêu cầu người lao động ghi lại lịch trình di chuyển, khai báo y tế hàng ngày (khai báo điện tử hoặc khai bảo giấy); để quản lý và theo dõi sức khỏe.
 
1.2. Đối với người sử dụng lao động
a) Phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn để sản xuất, kinh doanh như đã nêu tại mục 1.1; thành lập các Tổ COVID-19, quản lý công nhân theo từng phân xưởng, tổ, chuyền sản xuất,...; lập danh sách công nhân gửi về xã, phường...
b) Phải đảm bảo chất lượng bữa ăn, sức khỏe người lao động (nếu thực hiện việc lưu trú tập trung).
c) Chủ động tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch, nhất là thực hiện nghiêm quy định “5K” cho người lao động, không để tình trạng hoảng loạn, mất trật tự, an toàn, không để đối tượng xấu lôi kéo, lợi dụng gây bất ổn trong cơ sở sản xuất kinh doanh .
d) Phối hợp với các cơ sở y tế đủ năng lực để chuẩn bị sẵn sàng số lượng xét nghiệm nhanh dự phòng; bố trí lực lượng thực hiện test nhanh, chủ động thực hiện nhiệm vụ trong từng cơ sở sản xuất kinh doanh.
đ) Phải lập danh sách với thông tin cụ thể về người lao động thường trú theo từng thôn, khu phố; xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố gửi về UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan và Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh để phối hợp theo dõi, quản lý.
e) Có phương án quản lý chặt chẽ tài xế xe vận chuyển, bố trí nơi nghỉ ngơi, cách ly riêng cho tài xế nếu ở lại cơ sở sản xuất kinh doanh. 
 
1.3. Đối với người lao động
a) Thực hiện cam kết với cơ sở sản xuất kinh doanh về việc tự nguyện tham gia sản xuất theo phương thức sản xuất, kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh bố trí.
b) Cam kết và thực hiện nghiêm túc các quy định trong công tác phòng, chống dịch, nhất là thông điệp “5K” tại nơi ở và nơi làm việc; chấp hành nội quy lao động, nội quy nơi ở tập trung của cơ sở sản xuất kinh doanh (nếu có); ghi lại lịch trình di chuyển và khai báo y tế hàng ngày, quét QR, đo thân nhiệt,...
c) Người lao động phải được xét nghiệm theo hướng dẫn tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và hướng dẫn của cơ quan chức năng.
d) Thông báo ngay cho chủ cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc chính quyền địa phương, cơ quan y tế (qua đường dây nóng) khi có biểu hiện ho, sốt, khó thở và các vấn đề khác về sức khỏe.
 
2. Biện pháp sản xuất kinh doanh áp dụng đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo cấp độ dịch (Chi tiết tại Phục lục III kèm theo)
3. Biện pháp lưu thông hàng hóa áp dụng đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo cấp độ dịch (Chi tiết tại Phục lục IV kèm theo)
UBND tỉnh yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh nghiêm túc thực hiện:
- Tùy vào tình hình diễn biến của dịch bệnh của từng khu vực, đặc thù và điều kiện của từng cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động; cơ sở sản xuất kinh doanh quyết định và chịu trách nhiệm việc áp dụng, thực hiện linh hoạt, sáng tạo phương án sản xuất kinh doanh an toàn phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, phù hợp với các cấp độ dịch nhưng phải đảm bảo thực sự an toàn cho cơ sở và người lao động trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh.
- Cơ sở sản xuất kinh doanh phải xây dựng Phương án sản xuất kinh doanh an toàn và đăng ký với chính cơ quan chức năng xem xét, thẩm định, thông qua để thực hiện theo quy định; đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện với cơ quan thẩm duyệt để theo dõi, quản lý và phối hợp hỗ trợ thực hiện. Đăng ký với Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh đối với cơ sở sản xuất kinh doanh ở trong khu công nghiệp và khu kinh tế, đăng ký với UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc địa bàn quản lý đối với cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp.
- Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát người lao động; cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện nêu trên và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch đối với phương thức sản xuất kinh doanh đã đăng ký. Người đứng đầu cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật nếu để xảy ra vi phạm trong công tác phòng, chống dịch tại đơn vị gây hậu quả nghiêm trọng.
- Thường xuyên cập nhật nắm thông tin về tình hình diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn cả nước, tỉnh, huyện, xã, phường và quanh khu vực nhà máy, chủ động bố trí sản xuất kinh doanh phù hợp, đảm bảo an toàn về phòng, chống dịch COVID-19.
- Tiến hành xét nghiệm COVID-19 định kỳ cho người lao động theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác truyền thông các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 
- Tổ chức thực hiện việc đánh giá nguy cơ lây nhiễm tại cơ sở sản xuất kinh doanh và báo cáo kết quả đánh giá về các cơ quan chức năng để theo dõi, phục vụ công tác phòng dịch.
Đồng thời, UBND tỉnh đề nghị các Sở ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế:
- Hướng dẫn, phổ biến đến các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc địa bàn quản lý xây dựng và thực hiện Phương án sản xuất kinh doanh an toàn theo quy định. Thẩm định, thông qua Phương án sản xuất kinh doanh an toàn của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa tỉnh (ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp) theo quy định.
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đảm bảo điều kiện an toàn tuyệt đối cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động sản xuất ổn định. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Phương án sản xuất kinh doanh an toàn đã được thông qua; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm theo quy định.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác phòng, chống dịch tại nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
- Tích cực hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh phục hồi sản xuất.
- Kịp thời phản ánh, trao đổi với Sở Giao thông vận tải các hoạt động liên quan lưu thông, vận chuyển hàng  hóa của cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Định kỳ ngày 20 hàng tháng hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo kết quả triển khai gửi về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện các quy định về phòng, chống dịch và các cam kết thực hiện phương thức sản xuất kinh doanh an toàn.
- Tích cực hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh phục hồi sản xuất.
- Hằng tháng, tổng hợp báo cáo kết quả triển khai gửi báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.
 
Tập tin đính kèm:
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

 

Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 13.016.976
Đang truy cập 5.052