Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Báo cáo chuyên đề về “Kết nối, chia sẻ dữ liệu”
Ngày cập nhật 18/04/2023
Trong kỷ nguyên số, dữ liệu số (dữ liệu) được coi là tài nguyên quốc gia mới trong công cuộc chuyển đổi số. Đây là loại tài nguyên mới không tiêu hao, càng dùng thì càng được sinh ra nhiều hơn, càng dùng thì càng tạo ra giá trị hơn. 
Giá trị của dữ liệu thể hiện ở việc nó được biến thành thông tin, thành tri thức của con người, quốc gia và của cả nhân loại. 
Báo cáo Chính phủ điện tử của Liên Hợp quốc năm 2020 lần đầu tiên đã đặt dữ liệu vào vị trí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của chính phủ điện tử, điều này thể hiện sự dịch chuyển về vị trí và vai trò của dữ liệu.
 
Việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là dữ liệu từ các Cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương sẽ giúp  tối đa hóa giá trị dữ liệu; nâng cao chất lượng dịch ṿ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, người dân và doanh nghiệp không phải cung cấp thông tin thủ công, nhiều lần, đi lại nhiều nơi; tránh đầu tư trùng lặp, gây lang phí. Đây cũng là một trong các nội dung chính được Bộ Thông tin và Truyền thông sử ḍng để đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương hàng năm. 
 
Dữ liệu, lưu thông dữ liệu được coi huyết mạnh và là một trong các yếu tố quyết định sự thành công chuyển đổi số. Tuy nhiên, việc xây dựng, tạo lập, kết nối, chia sẻ, bảo vệ dữ liệu số thời gian vừa qua còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về kết nối, chia sẻ dữ liệu và hiện là một trong các điểm nghẽn làm chậm tiến trình chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam.
 
Tuy nhiên, ở Việt Nam dữ liệu vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Dữ liệu trong chính phủ còn phân tán, rời rạc; khả năng sử dụng lại thấp; chia sẻ còn manh mún, chưa tận dụng hết được tiềm năng của dữ liệu. Chưa có khung chính sách, quy định, định hướng rõ ràng đối với quản lý, phát triển dữ liệu ở khu vực ngoài nhà nước để điều chỉnh các hành vi sở hữu, sử dụng, kinh doanh, chuyển giao,… dữ liệu của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. 
 
Vì vậy, trong thời gian tới, để phát huy hiệu quả của dữ liệu, các bộ, ngành, địa phương cần: 
- Trong phát triển chính phủ số: cần tích cực rà soát, củng cố, hoạch định, bổ sung làm giầu dữ liệu, cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước; tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu, tạo điều kiện tốt để dữ liệu lưu thông giữa các cơ quan; khai thác dữ liệu phục vụ cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công, nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành; triển khai các hoạt động quản trị dữ liệu, bảo đảm chất lượng dữ liệu và phát triển bền vững.
- Trong phát triển kinh tế số và xã hội số: cần tích cực cung cấp dữ liệu mở, dịch vụ chia sẻ dữ liệu cho các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp để thực thi chủ trương nhà nước kiến tạo phát triển qua dữ liệu; thúc đẩy việc chia sẻ, sử dụng, khai thác dữ liệu trong xã hội an toàn, hiệu quả và tiết kiệm. 
 
Năm 2022 được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định là năm đưa người dân lên các nền tảng số với nhiều nền tảng số quốc gia được công bố phát triển. Năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ-Chủ tịch của Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số xác định là Năm Dữ liệu số quốc gia để thúc đẩy phát triển dữ liệu tận dụng hiệu quả sự bùng nổ dữ liệu trên các nền tảng số Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ “cầm nhịp” Năm Dữ liệu số quốc gia, tạo ra sự thay đổi căn bản về dữ liệu của Việt Nam.
 
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế xin trân trọng giới thiệu bộ tài liệu Báo cáo chuyên đề về “Kết nối, chia sẻ dữ liệu” như file kèm theo.
Tập tin đính kèm:
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

Trung tâm TTXTDL Bình ĐịnhKhám phá HuếDu lịch Khánh HòaCổng du lịch Thừa Thiên HuếTrung tâm TTXTDL Thừa Thiên HuếDu lịch Hà NộiDu lịch thành phố Hồ Chí MinhDu lịch Quảng NamDu lịch Đà NẵngDu lịch Quảng BìnhDu lịch Ninh BìnhDu lịch Gia LaiSở VHTTDL Thanh Hóa
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 12.965.803
Đang truy cập 1.199